Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa CHÚA NHẬT LỄ LÁ năm A

Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa CHÚA NHẬT LỄ LÁ năm A 

Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa CHÚA NHẬT LỄ LÁ
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA - Năm A
(13/04/2014) – BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU THEO THÁNH MATTHÊU

 



Các Bài đọc:

KIỆU LÁ: Bài Tin mừng (Mt 21,1-11)
THÁNH LỄ:
Bài đọc I (Is 50,4-7);
Bài đọc II (Pl 2,6-11);
Bài Thương khó (Mt 26,14–27,66).

PASSIO CHRISTI - cuộc khổ nạn của Đức Kitô, được xem là trọng tâm phụng vụ Kitô giáo trong Tuần Thánh. Trong tuần này, chúng ta lần lượt đọc các bài Thương khó của Chúa Giêsu:

- CHÚA NHẬT LỄ LÁ: 
Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66)
Năm B Thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47
Năm C Thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56)

- THỨ SÁU TUẦN THÁNH: Thánh Gioan (18,1 – 19,42)

Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu: như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
______________________________

Vì Bài Thương khó quá dài, nên thay vì đăng nguyên văn, sau đó mới phân tích như mọi lần, Nguyễn Viết Tâm sẽ vừa trích vừa phân tích song song nhau.
_______________________________

PHÂN TÍCH & CHIA SẺ:
BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU THEO THÁNH MATTHÊU
(Mt 26,14 – 27,66)

[TRÍCH]
Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói: "Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu." Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.

[PHÂN TÍCH]
Về vai trò của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt (từ nay gọi tắt là Giuđa) trong cuộc Thương khó của Đức Giêsu được Kinh thánh ghi lại đầy đủ. Cả 04 Thánh sử nhất trí Giuđa giao nộp Thầy mình để lấy 30 đồng bạc. Đây là số tiền khá lớn, xứng với giá của một Đấng Thánh.

Người ta đặt vấn đề, Giuđa có phải vì cần tiền mà giao nộp Đức Giêsu cho các Thượng tế không? Có rất nhiều câu trả lời cho vấn đề này.

1/. Người ta căn cứ vào câu nói của Đức Giêsu: “Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!" (Mt 26, 24) để kết luận: Vì tham tiền nên Giuđa đã bán Thầy. Và cũng từ câu này người ta suy luận số phận đời đời của Giuđa.

2/. Có người cho rằng: Giuđa bán Thầy không phải vì tiền. Câu nói của Đức Giêsu chỉ cho thấy, cho dù không có Giuđa thì Cuộc khổ nạn vẫn phải diễn ra, đó là ý định của Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu nói: “thà nó đừng sinh ra thì hơn”, có nghĩa, cuộc Khổ nạn đàng nào cũng diễn ra thì Giuđa chẳng cần gì phải làm việc đó, nó chỉ mang lại cho Giuđa vết nhơ ngàn đời, sử sách sẽ ghi lại tên ông như một lời cảnh tỉnh. Họ lý giải như sau:

a/. Các môn đệ đang mang suy nghĩ của người Do Thái, họ mong muốn Đấng Cứu Thế giải phóng Israen khỏi tay đế quốc La Mã. Đức Giêsu dưới con mắt người Do Thái, Ngài là Đấng đầy quyền năng, đã thực hiện những việc cả thể mà không ai có thể làm được. Như vậy việc giải phóng Israen là việc trong tầm tay. Nhưng các môn đệ không thấy nơi Đức Giêsu có một câu nói nào, hoặc một hành động nào ám chỉ việc giải phóng đất nước, Ngài chỉ rao giảng về Tình yêu và hướng con người về với Thiên Chúa. Nên Giuđa lợi dụng sự chống đối của người lãnh đạo Do Thái đang đi tới đỉnh điểm, để thực hiện việc bán Thầy. Ông tin khi Đức Giêsu lâm vào bước đường cùng, Ngài sẽ tỏ thái độ Cứu Thế, giải phóng Israen. Nhưng ông đã lầm, Đức Giêsu không những không tỏ thái độ nào trong đêm bị nộp, trái lại Ngài sẵn sàng nộp mình cho họ. Giuđa chưng hửng vì bị lầm, đi sai nước cờ, ông cầm tiền trong tay mà không thiết tha gì nó. Có nghĩa, Giuđa bán Thầy vì muốn Thầy phải ra mặt giải phóng Israen.

b/. Còn 01 luồng dư luận khác cho rằng, Giuđa bán Thầy vì tiền nhưng lấy tiền của người lãnh đạo Do Thái, cho họ ăn quả lừa nhưng vẫn không làm hại Đức Giêsu. Vì đây là món tiền lớn. Có thể Giuđa suy nghĩ đến, sau khi lấy tiền bỏ túi, người Do Thái sẽ không làm gì được Đức Giêsu, vì Ngài đã từng thoát khỏi tay họ trong những tình huống còn nguy ngập hơn nữa. Nhưng ông đã lầm, Đức Giêsu sẵn sàng nộp mình mà không lẩn tránh.

[TRÍCH]
Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy." Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.

[PHÂN TÍCH]
Bối cảnh là chuẩn bị Lễ Vượt Qua, đại lễ của người Do Thái. Hàng năm người ta mừng lễ này để tưởng niệm việc Thiên Chúa giải thoát người Do Thái khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập.

Sách Xuất hành viết: “Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng ĐỨC CHÚA. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời. "Trong bảy ngày, các ngươi phải ăn Bánh Không Men. Ngay từ ngày thứ nhất, các ngươi phải loại men ra khỏi nhà, vì phàm ai ăn bánh có men, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy, người đó sẽ bị khai trừ khỏi Ít-ra-en. Ngày thứ nhất, các ngươi phải họp nhau thờ phượng Ta, ngày thứ bảy cũng họp nhau thờ phượng Ta. Những ngày đó không được làm công việc nào cả, chỉ được dọn bữa cho ai nấy ăn mà thôi. Các ngươi sẽ giữ tục lệ mừng lễ Bánh Không Men, vì vào chính ngày đó, Ta đã đưa các đạo binh của các ngươi ra khỏi đất Ai-cập. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải giữ tục lệ mừng ngày lễ ấy: đó là điều luật vĩnh viễn. (Xh 12, 14-17)

Như vậy, hôm nay là ngày thứ nhất của tuần lễ bánh không men, Đức Giêsu cũng như mọi người Do Thái đều ăn mừng lễ. Nhưng lần mừng lễ năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi sự chống đối của người Do Thái đang đến cực điểm, Đức Giêsu và các môn đệ không còn công khai như trước. Các môn đệ bối rối vì không biết Đức Giêsu quyết định mừng lễ ở đâu. Ngài cho các ông biết địa điểm và các môn đệ đã đến thấy mọi sự như lời Ngài nói. Căn nhà này ở đâu Matthêu không cho biết, nhưng đây là địa điểm bí mật.

[TRÍCH]
Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy." Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!" Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?" Người trả lời: "Chính anh nói đó!"

[PHÂN TÍCH]
Trong bữa tiệc, Đức Giê-su tiên báo Giu-đa sẽ nộp Ngài. Ngài nói: "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy." Có thể nói, đây là điều bất ngờ đối với các môn đệ. Các ông đã theo theo Ngài từ những ngày đầu tiên rao giảng Tin mừng, từng ăn từng uống với Thầy, từng nghe Ngài giảng dạy, luôn theo sát Ngài trong mọi biến cố, lẽ nào có người trong nhóm các ông lại đang tâm phản bội. Các ông lần lượt đến hỏi Đức Giêsu: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" Giuđa cũng hỏi và Đức Giêsu đã chỉ đích danh Giuđa: "Chính anh nói đó!". Đây là đặc điểm của Matthêu, ông chỉ đích danh Giuđa, kẻ phản bội, trong khi ở Thánh sử khác không nói rõ. Các môn đệ khác, hẳn đã nghe lời Đức Giêsu nói và biết Giuđa kẻ phản bội. Sau đó theo các Thánh sử khác, Giuđa đã ra khỏi phòng và không được chứng kiến Đức Giêsu lập phép Thánh Thể. Đây là hình phạt dành cho kẻ phản bội, ông không xứng đáng được dự tiệc Thánh Thể.

[TRÍCH]
Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."

[PHÂN TÍCH]
Matthêu tường thuật chi tiết việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể, để biến bánh và rượu trở thành Thịt và Máu Ngài. Các linh mục sau này sẽ lập lại cử chỉ này, cùng những lời Đức Giêsu nói để truyền cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa. Ngài còn cho các môn đệ biết: “Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."

[TRÍCH]
Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu. Bấy giờ Đức Giê-su nói với các ông: "Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em." Ông Phê-rô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã." Đức Giê-su bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông Phê-rô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.

[PHÂN TÍCH]
Đức Giêsu tiên báo đêm nay các môn đệ sẽ bỏ Ngài để trốn. Riêng Phêrô, môn đệ thân tín nhất, được đặt làm Tông đồ trưởng, Ngài cho biết: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó, mà là sự kiện sau cuộc khổ nạn. Đức Giêsu nói: “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em." Đó là lời tiên báo Phục Sinh. Ngài đã bước qua đau khổ và bây giờ đi đến vinh quang. Ngài muốn nói với các ông, người ta phải qua đau khổ mới đi đến vinh quang, như vậy phải nhìn ra niềm hoan lạc sau đau khổ, chứ không dừng tại đó để tuyệt vọng. Cuộc đời ta cũng thế, đau khổ không phải để đánh gục ta, để ta cứ ngồi đó tha thân trách phận, sau đau khổ, sau vấp ngã ta sẽ trưởng thành hơn.

[TRÍCH]
Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện." Rồi Người đưa ông Phê-rô và hai người con ông Dê-bê-đê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy." Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha." Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha." Rồi Người lại đến, thấy các môn đệ vẫn đang ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Người để mặc các ông mà đi cầu nguyện lần thứ ba, nói lại cũng một lời đó. Bấy giờ Người đến chỗ các môn đệ và nói với các ông: "Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!"

[PHÂN TÍCH]
Sau bữa tiệc ly, Đức Giêsu và các môn đệ đi đến Ghết-sê-ma-ni. Ngài đưa 03 môn đệ thân tín: Phêrô, Giacôbê và Gioan đi xa hơn chút nữa để cầu nguyện. Đây là giây phút mà Matthêu mô tả: “cảm thấy buồn rầu xao xuyến”, riêng Luca mô tả sát hơn, ông nói: “Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.” (Lc 22, 44) có nghĩa đổ mồ hôi máu.

Tại sao Đức Giêsu lại phấn kích như vậy, vì Ngài là Thiên Chúa và cũng là con người. Ngài thấy trước cuộc Khổ nạn sắp diễn ra, nó kinh khủng quá, vượt quá sức chịu đựng của con người, đó là hậu quả tội lỗi của toàn nhân loại từ Khai thiên lập địa cho đến tận thế.

Tên Cám dỗ trong hoang địa ngày xưa khi Đức Giêsu ăn chay 40 đêm ngày, bắt đầu xuất hiện trở lại để cám dỗ, vì đây là cuộc chiến cuối cùng để đánh hỏng Chương trình Cứu Chuộc. Nó đang tác động vào tâm trí Ngài nghĩ đến một cuộc tháo lui. Đức Giêsu có thể tháo lui dễ dàng nếu Ngài muốn, vì Giuđa không thể biết được điều này. Nhưng tên cám dỗ đã chuốc lấy sự thất bại vì sự kiên định của Đức Giêsu.

Trong lúc như vậy, Đức Giêsu vẫn sử dụng vũ khí hữu hiệu nhất, đó là cầu nguyện. Cầu nguyện luôn là phương thế hữu hiệu giúp ta được đứng vững. Ngài dâng lời cầu nguyện như sau:

"Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."

Đây là lời cầu nguyện khuôn vàng thước ngọc. Đức Giêsu vẫn bộc lộ ý muốn của mình là tháo lui, xin Chúa Cha cất chén đắng này vì Ngài là con người. Đó là lúc Ngài sống thật với lòng mình, không giả dối cao thượng. Ta phải nhìn ra sự sợ hãi của mình, không chạy trốn nó, và lúc ấy ta đang sống trong sự thật.

Nhưng Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài đến trần gian để thi hành Thánh ý Cha, như vậy Ngài vẫn cầu xin: “Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."

Đức Giêsu đang chiến đấu nội tâm rất cam go, còn môn đệ lại ngủ. Thật là bi kịch, bao nhiêu năm ở với Ngài, các ông không thể chia sẻ với Thầy trong giây phút đầy kịch tính này. Thân xác các ông nặng nề quá, không thể nhấc lên nổi để vươn cao hơn. Các ông không biết cầu nguyện và lát nữa đây, các ông sẽ bị vấp ngã.

[TRÍCH]
Người còn đang nói, thì Giu-đa, một người trong nhóm Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến. Kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!" Ngay lúc đó, Giu-đa tiến lại gần Đức Giê-su và nói: "Ráp-bi, xin chào Thầy!", rồi hôn Người. Đức Giê-su bảo hắn: "Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi!" Bấy giờ họ tiến đến, tra tay bắt Đức Giê-su. Một trong những kẻ theo Đức Giê-su liền vung tay tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai. Đức Giê-su bảo người ấy: "Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra như vậy." Vào giờ ấy Đức Giê-su nói với đám đông: "Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông không bắt. Nhưng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ." Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.

[PHÂN TÍCH]
Bây giờ chính thức bước vào giờ Thương khó. Cái giờ mà Kinh thánh hay nói: “Giờ Ta chưa đến”, bây giờ nó chính thức đến. Nhưng thật chua xót và cay đắng, vì Giờ đó được bắt đầu bởi chính môn đệ của Đức Giêsu. Tên phản bội xuất hiện dẫn theo một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc.

Cuộc chạm mặt giữa Đức Giêsu và Giuđa là cuộc chạm mặt đầy bi kịch và chua xót nhất trong toàn lịch sử nhân loại, vì từ trước đến giờ, kẻ phản bội luôn ở phía sau, ẩn mặt, y không bao giờ lộ diện vì y là con người yêu chuộng sự tối tăm. Nhưng ở đây Giuđa phải lộ diện cho trời đất chứng kiến. Y phải lộ diện để ra dấu cho kẻ bắt Đức Giêsu. Xét theo tầm vóc, Đức Giêsu cũng xấp xỉ như các môn đệ, vì thế trong đêm tối khó mà phân biệt. Nhưng Thiên Chúa bắt hắn phải chườn mặt ra.

Đã có phản ứng lại của một trong các môn đệ, Matthêu không nói rõ người nào, nhưng ai cũng nghĩ đó là Phêrô, vì ông đang hiện diện với Đức Giêsu trong lúc đó. Đức Giêsu quở trách môn đệ kia: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao?”.

Ai cầm gươm sẽ chết vì gươm, vì chinh phục con người không phải bằng gươm giáo, nhưng là bằng tình thương cảm hóa. Hình như Ngài đang muốn nói với Giuđa, hắn đang sống bằng sự phản bội, hắn sẽ bị chết vì sự phản bội, đó là cái chết dành cho y. Y đã phản bội Tình yêu Thiên Chúa cho đến giây phút cuối cùng, vì y đã chôn mình bằng sự tự tử.

“Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra như vậy." Đức Giêsu nói với các môn đệ còn ở đó, Ngài có quyền năng biến dữ thành lành, điều này chắc Giuđa đang mong muốn. Nhưng như vậy thì lời Kinh thánh ứng nghiệm sao được, vì Ngài phải làm trọn mọi lời Kinh Thánh tiên báo về Ngài, để chứnh minh một chân lý: Ngài được Chúa Cha sai đến, là Đấng Mesia.

“Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông không bắt. Nhưng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ." Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.

Đức Giêsu chỉ đích danh hành động của họ là hành động của những con người hèn hạ, của sự tối tăm. Họ là con cái của sự tối tăm. Tại sao họ không dám hành động ban ngày và công khai? Nếu muốn bắt Ngài công khai thì thiếu gì dịp để bắt, nhưng họ lại chọn cách lén lút như một kẻ tiểu nhân.

Nhưng Đức Giêsu cho những người đến bắt Ngài biết, Ngài sẵn sàng chịu nộp vì phải ứng nghiệm các lời Ngôn sứ. Bây giờ thì đã rõ, Giờ Ngài đã đến thật sự. Các môn đệ không còn hy vọng gì nữa, các ông đã bỏ Ngài chạy trốn hết. Tại sao các ông lại chạy trốn, trong khi họ chỉ bắt một mình Đức Giêsu? Xin thưa: Vì các ông không muốn bị liên lụy.

Như vậy vào giây phút cuối cùng, Đức Giêsu phải chấp nhận bài học đầy cay đắng, các môn đệ sẵn sàng bỏ Ngài chỉ vì không muốn bị liên lụy.

[TRÍCH]
Họ bắt Đức Giê-su, rồi điệu đến thượng tế Cai-pha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó. Ông Phê-rô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi với bọn thuộc hạ, xem kết cuộc ra sao.

Còn các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng thì tìm chứng gian buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình. Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian. Sau cùng, có hai người bước ra, khai rằng: "Tên này đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày, sẽ xây cất lại." Bấy giờ vị thượng tế đứng lên hỏi Đức Giê-su: "Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?" Nhưng Đức Giê-su vẫn làm thinh. Vị thượng tế nói với Người: "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không? "Đức Giê-su trả lời: "Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến." Bấy giờ vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Họ liền đáp: "Hắn đáng chết! "

Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát Người và nói: "Ông Ki-tô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi: ai đánh ông đó?"

[PHÂN TÍCH]
Đức Giêsu bị điệu ra trước Thượng Hội đồng. Thật kỳ lạ, Thượng Hội đồng lại nhóm họp vào ban đêm, sao họ không dành cho sáng hôm sau? Như vậy tất cả đều diễn ra ban đêm, đó là thời gian dành cho bóng tối, dành cho Satan và đồng bọn của chúng. Làm sao có trung thực trong những phiên tòa như vậy. Có lẽ tất cả đang muốn đưa ra án tử cho Đức Giêsu càng sớm càng tốt, vì gần lễ Vượt Qua, người ta phải tránh tất cả cuộc đổ máu.

Matthêu nêu ra một chi tiết, Phêrô cũng có mặt trong phiên xử này, nhưng ông ngồi chung với bọn thuộc hạ. Có lẽ Phêrô còn một chút gì đó của người môn đệ. Ông đã được Thầy tin tưởng và đặt làm tông đồ trưởng, nên ông muốn xem Thầy bị xử thế nào. Đức Giêsu nói: “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Ta”, có thể bây giờ Phêrô chưa thể theo Thầy mình được, vì ông chưa được biến đổi. Nhưng ít ra ông cũng mặt ở đây.

Để ra vẻ một phiên tòa công minh, người ta phải đưa ra chứng cứ trước khi kết án, họ thi nhau tìm chứng gian, Matthêu nói họ không tìm được chứng gian tố cáo Ngài.

Sau cùng, có hai người bước ra, khai rằng: "Tên này đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày, sẽ xây cất lại." Độc giả chú ý chi tiết “có hai người”, như vậy theo luật Do Thái chứng của 02 người là chứng thật, đáng tin. Và họ cũng nói đúng câu nói của Đức Giêsu khi thanh tẩy Đền thờ, đuổi bọn buôn bán ra khỏi nơi thờ phượng. Nhưng làm sao họ có thể hiểu được ý nghĩa lời đó. Đức Giêsu muốn ám chỉ thân thể Ngài, là Đền thờ Thiên Chúa, Ngài sẽ chịu khổ nạn và chịu chết, 03 ngày sau sẽ sống lại.

Nhưng trước mọi lời cáo buộc Đức Giêsu vẫn lặng thinh. Một sự im lặng của Đấng Thánh, để cho các sự dữ phải bộc lộ ra, vì đây là giờ của bóng tối và sự dữ.

Ông Caipha, Thượng tế năm ấy, ông vừa mới tổ chức một Thượng Hội đồng, trong cuộc họp đó ông đã nói tiên tri về Đức Giêsu, "Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt." Sau cuộc họp đó, Thượng hội đồng đi đến quyết định bắt Đức Giêsu.

Thì cũng Caipha, ông tổ chức Thượng hội đồng để xét xử Đấng mà ông đã nói: “thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” Có nghĩa trong đầu óc ông đã có sẵn một án tử dành cho Đức Giêsu. Ông sẽ đưa ra 01 câu hỏi mà chỉ có một câu trả lời. Câu trả lời đó phải là “CÓ”, vì không có điều ngược lại, nếu Đức Giêsu trả lời khác đi, Ngài sẽ phản bội chính Ngài và điều đó sẽ không thể xảy ra. Như vậy câu hỏi mà Caipha đưa ra sẽ là án tử dành cho Đức Giêsu.

Ông hỏi như sau: "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không? "Đức Giê-su trả lời: "Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến." Bấy giờ vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?" Họ liền đáp: "Hắn đáng chết!"

Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát Người và nói: "Ông Ki-tô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi: ai đánh ông đó?" Trước khi hành hình phải có cuộc nhục mạ, và cuộc nhục mạ đã bắt đầu, để cho tất cả sự căm ghét Đức Giêsu từ trước đến nay có cơ hội bộc lộ ra.

[TRÍCH]
Lúc đó ông Phê-rô đang ngồi ngoài sân. Một người đầy tớ gái đến bên ông và nói: "Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giê-su, người Ga-li-lê đó chứ gì?" Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: "Tôi không biết cô nói gì!" Ông đi ra đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: "Bác này cũng đã ở với ông Giê-su người Na-da-rét đấy." Nhưng ông Phê-rô lại thề mà chối: "Tôi không biết người ấy." Một lát sau, những người đứng đó xích lại gần ông Phê-rô mà nói: "Đúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay." Bấy giờ ông Phê-rô liền thề độc mà quả quyết rằng: "Tôi thề là không biết người ấy." Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phê-rô sực nhớ lời Đức Giê-su đã nói: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

[PHÂN TÍCH]
Bên trong Thượng Hội đồng, Đức Giêsu đang chịu sự nhục mạ, sỉ vả, còn bên ngoài người môn đệ thân tín lại đang chối Thầy. Thật mỉa mai chua xót, còn gì đau khổ cho Đức Giêsu cho bằng, Ngài phải chịu các sự ấy cùng một lúc. Phêrô khẳng định đi khẳng định lại: "Tôi không biết người ấy." Nhưng ông đang khẳng định với ai, có phải với những người có chức có quyền không? Xin thưa: Không, ông đang chối Thầy trước mặt người đầy tớ của Thượng tế, là người không có chút quyền lực gì cả. Chẳng lẽ ông hèn nhát đến thế sao! Vâng đúng vậy, đó là tất cả con người của Phêrô: Một con người pha trộn bởi: cương quyết, thẳng thắn, và hèn nhát.

Nhưng sau này, khi Đức Giêsu về Trời, ông cũng đối diện với Thượng Hội đồng như vậy và ta sẽ thấy ông cương quyết thế nào. Cương quyết đến độ các Thượng tế và kỳ lão phải kinh ngạc. Không làm gì được và phải thả ông về. Phêrô ngày hôm nay sẽ khác ngày hôm qua, và càng không phải là Phêrô ngày mai. Tất cả là do ơn Chúa biến đổi.

“Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phê-rô sực nhớ lời Đức Giê-su đã nói: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.”

[TRÍCH]
“Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Đức Giê-su, để xử tử Người. Sau đó, họ cho trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Phi-la-tô.”

[PHÂN TÍCH]
Matthêu viết, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Đức Giê-su, để xử tử Ngài. Muốn xử tử Đức Giêsu thì họ không có quyền, vì nước Do Thái đang bị đế quốc La Mã cai trị. Mọi án tử phải được ban ra từ Rôme, hay vị đại diện Rôma tại địa phương. Nên họ mới đưa Đức Giêsu đến Tổng trấn Philatô. Ta để ý cụm từ “Trời vừa sáng”, có nghĩa bóng tối đã bị đẩy lui, một phiên tòa công bằng hơn, tôn trọng hơn sẽ bắt đầu làm việc.

[TRÍCH]
Bấy giờ, Giu-đa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan." Nhưng họ đáp: "Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!" Giu-đa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy số bạc ấy mà nói: "Không được phép bỏ vào quỹ Đền Thờ, vì đây là giá máu." Sau khi bàn định với nhau, họ dùng tiền đó tậu "Thửa Ruộng Ông Thợ Gốm" để làm nơi chôn cất khách ngoại kiều. Vì vậy mà thửa ruộng ấy gọi là "Ruộng Máu" cho đến ngày nay. Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a: "Họ đã lượm lấy ba mươi đồng bạc, tức là cái giá mà một số con cái Ít-ra-en đã đặt khi đánh giá Người. Và họ lấy số bạc đó mà mua "Thửa Ruộng Ông Thợ Gốm", theo những điều Đức Chúa đã truyền cho tôi."

[PHÂN TÍCH]
Trở lại Giuđa, kẻ phản bội. Ông không ngờ Đức Giêsu lại sẵn sàng chịu chết, không như kế hoạch ông nghĩ. Ông đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan." Có lẽ lúc này lương tâm của Giuđa đang dày xéo. Ông đã phạm một tội tày trời, trời không dung, đất không tha. Hành động ông trả lại 30 đồng bạc, chứng tỏ sự hối hận đã tới cực điểm.

Ông đã chọn cho mình cái chết với hy vọng chuộc lại lỗi lầm, vì một người khi phạm tội bán Thầy với giá 30 đồng bạc thì không còn đáng ở trên đời nữa. Thái độ thắt cổ tự tử, tùy theo quan niệm mỗi quốc gia, tùy theo quan niệm anh hùng, quan niệm quân tử, có thể họ cho ông làm việc đó đúng, xứng với sự hối hận của mình. Nhưng ông đã theo Đức Kitô, ông phải hiểu sự sống và sự chết của mỗi người đều do Thiên Chúa định đoạt. Con người không có quyền trên sự sống và sự chết đó. Thái độ của ông đã đưa ông vào một sự sai lầm khác, đó là tiếm quyền của Thiên Chúa, khi quyết định chấm dứt sự sống bằng cách treo cổ tự tử.

Ta không được phép phê phán số phận đời đời của Giuđa, việc đó do Thiên Chúa định đoạt. Nếu ta phê phán, ta sẽ đi theo vết xe của ông là tiếm quyền Thiên Chúa, khi đưa ra những phán quyết mà đáng lý nó thuộc về Thiên Chúa.

[TRÍCH]
Đức Giê-su bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: "Ông là vua dân Do-thái sao?" Đức Giê-su trả lời: "Chính ngài nói đó." Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng. Bấy giờ ông Phi-la-tô hỏi Người: "Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?" Nhưng Đức Giê-su không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên.

Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho dân chúng một người tù, tuỳ ý họ muốn. Mà khi ấy có một người tù khét tiếng, tên là Ba-ra-ba. Vậy khi đám đông đã tụ họp lại, thì tổng trấn Phi-la-tô nói với họ: "Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây? Ba-ra-ba hay Giê-su, cũng gọi là Ki-tô?" Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người.

Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, thì bà vợ sai người đến nói với ông: "Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, vì hôm nay, tôi chiêm bao thấy mình phải khổ nhiều vì ông ấy."

Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha tên Ba-ra-ba mà giết Đức Giê-su. Tổng trấn hỏi họ: "Trong hai người này, các người muốn ta tha ai cho các người?" Họ thưa: "Ba-ra-ba!" Tổng trấn Phi-la-tô nói tiếp: "Thế còn ông Giê-su, cũng gọi là Ki-tô, ta sẽ làm gì đây? Mọi người đồng thanh: "Đóng đinh nó vào thập giá!" Tổng trấn lại nói: "Thế ông ấy đã làm điều gì gian ác?" Họ càng la to: "Đóng đinh nó vào thập giá!" Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!" Toàn dân đáp lại: "Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!" Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Ba-ra-ba cho họ, còn Đức Giê-su, thì ông truyền đánh đòn, rồi trao cho họ đóng đinh vào thập giá.

[PHÂN TÍCH]
Philatô là quan Tổng trấn, đại diện Rôma tại nước Do Thái. Tiếng nói của ông là tiếng nói chính thức của Rôma. Như vậy ông có quyền cao nhất tại nước Do Thái lúc bấy giờ, ông có quyền lên án tử và cũng có quyền tha cho người nào đó.

Bây giờ Philatô trực tiếp xử vụ Đức Giêsu. Ông đã nghe qua câu chuyện và biết rõ Thượng hội đồng Do Thái chỉ vì ghen tị với ông Giêsu này, chứ ông ấy không có tội gì hết, cho nên trong thâm tâm Philatô muốn tha Đức Giêsu, và để làm nguôi giận người Do Thái, cùng lắm ông chỉ cho đánh đòn mà thôi.

Bắt đầu cuộc xử án, Philatô hỏi Đức Giêsu: "Ông là vua dân Do-thái sao?" Đức Giê-su trả lời: "Chính ngài nói đó." Quay sang Thượng tế và kỳ mục, họ tố cáo Đức Giêsu đủ điều. Philatô rất ngạc nhiên về thái độ im lặng của Đức Giêsu, Ngài không biện hộ cho mình một lời nào.

Philatô tìm cách tha Đức Giêsu, Matthêu viết: “Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho dân chúng một người tù, tuỳ ý họ muốn. Mà khi ấy có một người tù khét tiếng, tên là Ba-ra-ba.” Có lẽ Philatô muốn đem một tên tù khét tiếng làm đối trọng với Đức Giêsu để cho họ chọn lựa. Trong thâm tâm ông tin họ sẽ xin tha Đức Giêsu, chứ không chọn Baraba, vì dù gì đi nữa ông Giêsu này đã làm biết bao việc lành phúc đức cho dân.

Nhưng Philatô đã lầm, Tổng trấn hỏi họ: "Trong hai người này, các người muốn ta tha ai cho các người?". Họ thưa: "Ba-ra-ba!" Tổng trấn Phi-la-tô nói tiếp: "Thế còn ông Giê-su, cũng gọi là Ki-tô, ta sẽ làm gì đây? Mọi người đồng thanh: "Đóng đinh nó vào thập giá!" Tổng trấn lại nói: "Thế ông ấy đã làm điều gì gian ác?" Họ càng la to: "Đóng đinh nó vào thập giá!"

Như vậy đã rõ, Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Messia, chỉ vì ghen tị mà Thượng tế, kỳ mục và người Do Thái đã xem Ngài còn thua tên cướp khét tiếng Baraba.

Nhưng Philatô vẫn còn dùng dằng, trước thái độ lưỡng lự của quan Tổng trấn, họ nói: “"Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!". Vâng họ đã dám nhận trách nhiệm trước cái chết của Con Thiên Chúa, và đến năm 70, họ sẽ chứng kiến cảnh tàn phá Giêrusalem, và phải bị lưu đầy phân tán đi khắp nơi, đó là cái giá phải trả cho tội giết Con Thiên Chúa, mà họ đã đứng ra nhận trách nhiệm.

Kết thúc buổi xử án, tổng trấn phóng thích tên Ba-ra-ba cho họ, còn Đức Giê-su, thì ông truyền đánh đòn, rồi trao cho họ đóng đinh vào thập giá.

[TRÍCH]
Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giê-su vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: "Vạn tuế Đức Vua dân Do-thái!" Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.

[PHÂN TÍCH]
Bao giờ cũng thế, trước khi thi hành án sẽ là cuộc nhục mạ và sỉ và của quân lính. Tại dinh Tổng Trấn, họ bắt đầu các nhục hình: Trước tiên khoác cho Đức Giêsu tấm áo choàng đỏ, đây là tập tục để bắt đầu cuộc đánh đòn. Ngài bị đội vòng gai trên đầu, đánh đòn,... sau cùng cởi áo choàng đỏ đã mặc và cho mặc áo cũ vào, cuối cùng đem đi đóng đinh.

[TRÍCH]
Đang đi ra, thì chúng gặp một người Ky-rê-nê, tên là Si-môn; chúng bắt ông vác thập giá của Người. Khi đến nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người.

Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: "Người này là Giê-su, vua dân Do-thái." Cùng bị đóng đinh với Người, có hai tên cướp, một tên bên phải, một tên bên trái.

[PHÂN TÍCH]
Đức Giêsu đã trải qua 02 cuộc đánh đòn, 01 ở dinh Thượng tế và 01 ở dinh quan Tổng trấn, nên ngài không còn sức vác thánh giá. Người ta quy định rất quái gở, đó là bắt chính tử tội phải vác thập giá của mình đến nơi đóng đinh. Đây là hình phạt man rợ nhất trong lịch sử nhân loại. Quân dữ đã bắt ông Si-môn người Ky-rê-nê vác đỡ thánh giá cho Ngài. Có lẽ vô tình ông Simôn có diễm phúc thông phần của cuộc Khổ nạn Con Thiên Chúa mà sau này ông mới khám phá ra điều đó.

Đức Giêsu còn chịu thêm sự sỉ nhục nữa, đó là đóng đinh cùng với hai tên trộm, như vậy người ta đã liệt Con Thiên Chúa đồng hàng với bọn trộm cướp. Đức Giêsu bị đóng đinh ở Núi Sọ, một nơi ngoài Giêrusalem, Ngài đã loại ra khỏi thành thánh, như một kẻ bỏ đi.

[TRÍCH]
Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!" Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là Vua Ít-ra-en! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên Chúa!" Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.

[PHÂN TÍCH]
Đức Giêsu tiếp tục bị nhục mạ cho đến giờ phút cuối cùng trên thập giá. Không những Thượng tế, kinh sư và Kỳ mục mà người qua lại cũn


Trở lại      In      Số lần xem: 2288
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  19
 Hôm nay:  648
 Hôm qua:  3712
 Tuần trước:  24007
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12359475

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn