Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển IV- Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội - Điều 1124 - 1182

Bộ Giáo Luật: Quyển IV- Nhiệm Vụ Thánh Hóa Của Giáo Hội - Điều 1124 - 1182 

Quyển IV. Nhiệm Vụ Thánh Hoá Của Giáo Hội điều 1124 - 1182

CHƯƠNG 6: HÔN NHÂN HỖN HỢP

Điều 1124

Nếu không có phép minh nhiên của thẩm quyền, cấm kết hôn giữa hai người đã được Rửa Tội, mà một người đã được Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội Công giáo sao khi Rửa Tội, và đã không bỏ Giáo Hội  ấy bằng một hành vi dứt khoát, còn người kia đã gia nhập vào một Giáo Hội hoặc một cộng đoàn Giáo Hội không thông hiệp trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo.

Điều 1125

Đấng Bản Quyền địa phương có thể ban phép trên đây, nếu có một lý do chính đáng và hợp lý, nhưng không được ban phép ấy, nếu không hội đủ điều kiện sau đây;

10 bên Công giáo phải sẳn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công giáo;

20 phải kịp thời thông báo thế nào cho bên không Công giáo biết những điều bên Công giáo biết những điều bên Công giáo phải cam kết, để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công giáo;

30 cả hai bên phải được giáo huấn về những mục đích và và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào được phép loại bỏ.

Điều 1126

Hội Đồng Giám Mục ấn định thể thức làm tờ tuyên bố và cam kết mà luật hôn nhân đòi buộc, cũng như quy định thể thức thực hiện ở tòa ngoài và thể thức thông báo cho bên không Công giáo  biết điều ấy.

Điều 1127

#1.Về thể thức áp dụng trong hôn nhân hỗn hợp, phải tuân giữ những quy định của điều 1108; tuy nhiên, nếu bên Công giáo kết hôn với bên không Công giáo thuộc lễ điển Đông Phương, thì thể thức cử hành theo giáo luật phải được tuân giữ để hôn nhân được hợp thức mà thôi; nhưng để hôn nhân thành sự, thì buộc phải có sự can thiệp của thừa tác viên có chức thánh, miễn là vẫn giữ những luật khác phải giữ.

#2. Nếu có  những khó khăn nghiêm trọng ngăn cản việc tuân giữ thể thức giáo luật Đấng Bản Quyền địa phương bên Công giáo có thể thức giáo luật, Đấng Bản Quyền địa phương bên  Công giáo có quyền miễn chuẩn khỏi giữ thể thức ấy trong từng trường hợp, nhưng phải tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền địa phương tại nơi cử hành hôn nhân và phải giữ một thể thức ccử hành công khai nào đó,để hôn nhân được thành sự, việc ấn định những quy tắc để ban phép chuẩn nói trên một cách đồng nhất thuộc Hội Đồng Giám Mục.

#3.Dù trước hay sau khi cử hành hôn nhân theo giáo luật chiếu theo quy tắc của #1, cấm cử hành hôn nhân theo nghi thức tôn giáo một lần  nữa để bài tỏ hay lập lại sự ưng thuận hôn nhân; cũng không cử hành nghi thức tôn giáo, trong đó vị chứng hôn Công giáo và thừa tác viên không Công giáo cùng  yêu cầu các bên  bày tỏ sự ưng thuận, mỗi vị cử hành theo nghi thức của mình.

Điều 1128

Cá Đấng Bản quyền địa phương và những vị chủ chăn các linh hồn khác phải liệu sao để người phối ngẫu Công giáo và con cái sinh ra do hôn nhân hỗn hợp không thiếu sự trợ giúp về phương diện thiêng liêng, để họ chu toàn nghĩa vụ của mình, và các ngài phải giúp đôi phối ngẫu hiệp nhất với nhautrong đời sống vợ chồng và gia đình.

Điều 1129

Các quy định của những điều 1127 và 1128 cũng được áp dụng cho những hôn nhân mắc ngăn trở dị giáo được nói đến ở điều 1086#1.

CHƯƠNG 7: CỬ HÀNH HÔN NHÂN CÁCH KÍN ĐÁO

Điều 1130

Vì một lý do nghiêm trọng và khẩn cấp, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cử hành hôn nhân cách kín đáo.

Điều 1131

Phép cho cử hành hôn nhân cách kín đáo đòi buộc;

10 phải kín đáo thực hiện việc điều tra trước hôn nhân;

20 Đấng Bản Quyền địa phương, vị chứng hôn, các nhân chứng, đôi vợ chồng, phải giữ bí mật về hôn nhânđã được cử hành.

Điều 1132

Đấng Bản Quyền địa phương hết nghĩa vụ giữ bí mật được nói đến ở điều 1131, 20, nếu việc giữ bí mật có nguy cơ sinh ra gương xấu nghiêm trọng, hoặc làm tổn thương sự thánh thiện của hôn nhân cách nặng nề, và phải tho96ng báo cho đôi bạn biết điều đó trước khi cử hành hôn nhân.

Điều 1133

Hôn nhân đã được cử hành cách bí mật phải được ghi trong sổ riêng mà thôi và sổ này phải đượclưu giữ trong văn khố mật của tòa giám mục.

CHƯƠNG 8: HIỆU QUẢ HÔN NHÂN

Điều 1134

Từ cuộc hôn nhân thành sự giữa những người phối ngẫu nẩy sinh một mối dây liên kết vĩnh viễn và độc hữu tự bản chất; ngoài ra trong hôn nhân Kitô giáo, những người phối ngẫu được cũng cố và như được thánh hiến do một bí tích đặc biệt để chu toàn nghĩa vụ và nâng cao phẩm giá bậc sống của mình.

Điều 1135

Mỗi người phối ngẫu đều có nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng trong tất cả những gì liên quan đến sự hiệp thông vợ chồng.

Điều 1136

Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ rất nặng nề và có quyền ưu tiên chăm lo giáo dục con cái hết sức mình vừa về phương diện thể lý, xã hội và văn hóa, vừa về phương diện luân lý và tôn giáo.

Điều 1137

Con cái được thụ thai hoặc được sinh ra do hôn nhân thành sự hay giả định đều là con cái hợp thức.

Điều 1138

#1. Người cha là người được hôn nhân hợp pháp chỉ định, trừ khi có những luận chứng hiển nhiên chứng minh ngược lại.

#2. Những đứa con được sinh ra sau khi cử hành hôn nhân nhất là một trăm tám mươi ngày, hoặc trong vòng ba trăm ngày, kể từ khi đời sống vợ chồng tan vỡ, đều được coi là con cái hợp thức.

Điều 1139

Những đứa con bất hợp pháp được hợp thức hóa do hôn nhân sau của cha mẹ, dù là hôn nhân thành sự hay hôn nhân giả định, hoặc do phúc chiếu của Tòa Thánh.

Điều 1140

Về hiệu quả pháp luật, con cái đã được hợp thức hóa  cũng ngang hàng với con cái hợp thức trong mọi sự, trừ khi luật đã minh nhiên quy định cách khác.

CHƯƠNG 9: SỰ LY THÂN CỦA VỢ CHỒNG

TIẾT 1: THÁO GỠ DÂY HÔN NHÂN

Điều 1141

Hôn nhân thành nhận và hòa hợp không thể được tháo gỡ  do bất cứ quyền bính nhân loại nào và vì bất cứ lý do nào, trừ lý do tử vong.

Điều 1142

Hôn nhân bất hòa hợp giữa người đã được Rửa Tội hay giữa một người đã được Rửa Tội và một không được Rửa Tội, có thể được Đức Giáo Hoàng Rôma tháo gỡ vì một lý do chính đáng, do lời thỉnh cầu của cả hai người hoặc của một người mà thôi, mặc dầu người kia không bằng lòng.

Điều 1143

#1. Hôn nhân giữa hai người không chịu phép Rửa Tội được tháo gỡ nhờ đặc ân thánh Phaolô vì lợi ích đức  tin của người đã được Rửa Tội do chính sự kiện người ấy tái hôn, miễn là người không được Rửa Tội chia tay người ấy.

#2. Người không chịu phép Rửa Tội được kể là chia tay, nếu không muốn sống chung với người đã được Rửa Tội hay không muốn sống chung hòa thuận mà không muốn xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa, trừ trường hợp sau khi chịu phép Rửa Tội, người được Rửa Tội đã gây ra nguyên nhân chính đáng để người kia chia tay.

Điều 1144

#1. để người được Rửa Tội tái hôn thành sự, thì luôn luôn phải chất vấn người không chịu phép Rửa tội để biết.

10 người này có muốn được Rửa Tội hay không;

20 ít là người này có muốn sống chung hòa thuận với người đã được rửa Tội mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa hay không.

#2. Việc chất vấn này phải được thực hiện sau khi đương sự đã được Rửa Tội, nhưng vì một lý do quan trọng. Đấng bản Quyền địa phương có thể cho phép thực hiện việc chất vấn ấy trước khi đương sự được Rửa Tội và cũng có thể miễn chuẩn khỏi phải chất vấn hoặc trước hoặc sau khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, miễn sao thấy rõ là không tể thực hiện được việc chất vấn ấy hoặc có chất vấn cũng vô ích, qua một thủ tục ít là đơn giản và ngoài tòa án.

Điều 1145

#1. Theo nguyên tắc chung, quyền bính của Đấng Bản Quyền địa phương của bên đã trở lại phải thực hiện việc chất vấn ấy, Đấng Bản quyền này phải cho người phối ngẫu kia một thời hạ để trả lời nếu họ xin, nhưng phải cho họ biết rằng khi thời gian đó trôi qua vô ích, thì sự im lặng của họ được coi là một lời từ chối.

#2. Việc chất vấn, ngay cả khi chính bên trở lại làm riêng tư, cũng có giá trị hợp pháp nữa, nếu không thể tuân giữ thể thức đã được quy định ở trên.

#3. Trong cả hai trường hợp, sự kiện chất vấn và kết quả của vie65ccha61t vấn ấy phải được xác minh cách hợp thức ở tòa ngoài.

Điều 1146

Người đã được Rửa Tội có quyền tái hôn với người Công giáo;

10nếu bên kia đã trả lời từ chối khi được chất vấn, hoặc nếu việc chất vấn đã được bỏ qua cách hợp thức;

20 nếu bên không hịu phép Rửa Tội, dù đã được chất vấn hay không, ban đầu vẫn sống chung hoà thuận mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa, sau đó đã chia tay mà không có một lý do chính đáng nào, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1144 và 1145.

Điều 1147

Tuy nhiên, vì một lý do nghiêm trọng, Đấng Bản Quyền địa phương  có thể cho phép bên đã được Rửa Tội dùng đặc ân thánh Phaolô để kết hôn với bên không Công giáo đã được Rửa Tội hay không, nhưng cũng phải tuân giữ những điều mà luật đã quy định về hôn nhân hỗn hợp.

Điều 1148

#1. Một người đàn ông chưa chịu phép Rửa Tội đồng thời có nhiều vợ không chịu phép Rửa Tội, sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo, nếu khó sống với người vợ cả, thì có thể giữ lại, một trong  những người vợ ấy, sau đã bỏ những người vợ khác. Điều trên đây cũng có giá trị đối với những người phụ nũ chưa chưa chịu phép Rửa Tội đồng thời có nhiều chồng không chịu phép Rửa Tội.

#2. Trong những trường hợp được nói đến ở #1, sau khi đã lãnh nhận bí tich Rửa  Tội, hôn nhân phải được cử hành theo thể thức hợp thức, và nếu cần thì cũng phải giữ những quy định về hôn nhân hỗn hợp, cũng  như những quy định khác mà luật buộc phải.

#3. Lưu ý đến hoàn cảnh luân lý, xã hội, kinh tế của địa phương và của con người, Đấng Bản Quyền địa phương phải liệu sao để đảm bảo đủ cho những nhu cầu của người vợ cả và những người vợ khácđã bị bỏ, theo quy tắc của đức công bình, của bác ái Kitô giáo và của hợp tình hợp lý tự nhiên.

Điều 1149

Một người chưa được Rửa Tội, sau khi đã lãnh nhận bí tích  Rửa Tội  trong Giáo Hội Công giáo, do bị tù đày hay bị bách hại, nên không thể tái lập đời sống chung với người phối ngẫu không chịu phép Rửa Tội, thì có thể tái hôn, dù trong thời gian đó người phối ngẫu đã lãnh nhận bí tích  Rửa Tội, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1141.

Điều1150

Trong trường hợp hồ nghi, đặc ân đức tin được luật ưu đãi.

TIẾT 2: LY THÂN MÀ DÂY HÔN NHÂN VẪN CÒN

Điều 1151

Những người phối ngẫu có bổn phận và có quyền bảo vệ do972i sống chung vợ chồng, trừ khi được miễn vì một lý do hợp pháp.

Điều 1152

#1. Mặc dầu thiết tha khuyên nhủ người phối ngẫu vì đức bác ái Kitô giáo và vì ích ợi của gia đình, đừng từ chối tha thứ cho bên ngoại tình và đừng cắt đứt đời sống chung vợ chồng, tuy nhiên, nếu họ đã không minh nhiên hoặc minh nhiên tha thứ lỗi lầm cho bên kia, thì có quyền cắt đứt đời sống vợ chồng,trừ khi  họ đã chấp nhận việc ngoại tình, hoặc họ đã gây ra nguyên nhân của tội ngoại tình, hoặc đã phạm tội ngoại tình.

#2. Có sự tha thứ mặc nhiên, nếu sau khi biết có tội ngoại tình, người phối ngẫu vô tội vẫn tự nguyện sống chungf đời vộ chồng với người phối ngẫu kia; nhưng sự tha thứ này được suy đoán, nếu người phối ngẫu vô tội vẫn sống chung vợ chồng trong sáu tháng, và không nại đến nhà chức trách Giáo Hội hay chính quyền nhân sự.

#3. Nếu người phồi ngẫu vô tội tự ý cắt đứt đời sống chu ng vợ chồng, thì trong vòng sáu tháng phải đưa ra  vụ  án ly thân ra trước tòa chức trách Giáo Hội; sau khi đã xem xét tất cả mọi hoàn cảnh, nhà chức trách Giáo Hội phải thẩm định xem có thể làm cho người phối ngẫu vô tội tha thứ lỗi lầm và không kéo dài mãi cảnh ly thân hay không.

Điều  1153

#1. Nếu một trong hai người phối ngẫu gây nguy hiểm nghiêm trọng về tinh thần hay thể xác cho bên kia hoặc cho con cái, hauy nếu bằng cách nào khác làm cho đời sống chung trở nên nặng nề, thì bên nọ tạo cho bên kia một lý do hợp pháp để ly thân, hoặc là do một sắc lệnh của Đấng Bản Quyền địa phương, hoặc là do quyền riêng của mình, nếu có nguy cơ phải chờ đợi.

#2. Trong tất cả mọi trường hợp, khi hết lý do ly thân thì phải lập lại cuộc sống chung vợ chồng, trừ khi nhà chức trách Giáo Hội đã ấn định cách khác.

Điều 1154

Một khi đã ly thân, những người phối ngẫu luôn phải lo liệu cách thích hợp về việc chu cấp và giáo dục buộc phải có đối với con cái.

Điều 1155

Người phối ngẫu vô tội vẫn có thể chấp nhận cho người phối ngẫu kia trở về cuộc sống  chung vợ chồng, và đó là điều đáng khen; trong trường hợp này, đương sự khước từ quyền ly thân .

CHƯƠNG 10: THÀNH SỰ HÓA HÔN NHÂN

TIẾT 1: THÀNH SỰ HÓA ĐƠN THUẦN

Điều 1156

#1. Để thành sự hóa một hôn nhân bất thành do một ngăn trở tiêu hôn, thì buộc ngăn trở phải chấp dứt hoặc miễn chuẩn, và ít là bên biết có ngăn trở phải lập lại sự ưng thuận.

#2. luật Giáo Hội, buộc phải lập lại sự ưng thuận để việc thành sự hóa có hiệu lực, mặc dầu lúc đầu cả hai bên đã biểu lộ sự ưng thuận và sau đó đã không rút lại sự ưng thuận.

Điều 1157

 Việc lập lại sự ưng thuận, phải là một hành vi mới của ý muốn kết hôn, mà bên lập lại sự ưng thuận ấy biết hoặc quan niệm rằng hôn nhân đã bất thành ngay từ đầu.

Điều 1158

#1. Nếu ngăn trở là công khai, cả hai đều phải lập lại sự ưng thuận theo thể thức giáo luật, miễn là vẫn giữ giữ nguyên những quy định của điều 1127 #2.

Điều1159

#1. Hôn nhân bất thành do thiếu sự ưng thuận sẽ được thành sự, nếu bên trước kia đã không ưng thuận bây giờ ưng thuận, miễn là bên kia vẫn còn duy trì sự ưng thuận đã được biểu lộ.

#2 .Nếu không thể chứng minh  được thiếu sự ưng thuận, thì chỉ cần bên tước kia đã không ưng thuận cách riêng và kín đáo.

# 3. Nếu có thể chứng mi nh được là thiếu sự ưng thuận, thì cần phải biểu lộ  sự ưng thuận theo thể thức giáo luật.

Điều 1160

Để được thành sự hóa, hôn nhân bất thành do thiếu thể thức phải đượckết ước lại theo thể thức giáo luật, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1127#2.

TIẾT 2: ĐIỀU TRỊ TẬN CĂN

Điều 1161

#1. Điều trị tại căn một hôn nhân bất thành là việc thành sự hóa hôn nhân ấy mà không buộc phải lập lại sự ưng thuận, do nhà chức trách có thẩm quyền ban, bao hàm việc miễn chuẩn  một ngăn trở, nếu có, và thể thức giáo luật, nếu đã không được tuân giữ, cũng như sự hồi tố của những hiệu quả giáo luật.

#2. Việc điều trị  tại căn được thực hiện từ lúc ban ân huệ; nhưng việc hồi tố được hiểu là có hiệu lực từ lúc hôn nhân được cử hành, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

#3. Không được ban việc điều trị tại căn, nếu không biết chắc là đôi bên muốn duy trì đời sống vợ chồng.

Điều 1162

#1. Hôn nhân không thể được điều trị tại căn, nếu thiếu sự ưng thuận của cả hai bên hay của cả hai bên hay của một trong hai bên, hoặc là thiếu sự ưng thuận ngay từ đầu, hoặc lúc đầu thì ưng thuận nhưng về sau đã rút lại.

# 2.Tuy nhiên,nếu lúcđầu thiếu sự ưng thuận, nhưng về sau sự ưng thận đã được biểu lộ, thì có thể ban việc điều trị tại căn từ  lúc biểu lộ sự ưng thuận.

Điều 1163

#1. Hôn nhân bất thành do mắc ngăn trở hay do thiếu thể thức hợp thức có thể được điều trị tại căn, miễn là đôi bên vẫn còn duy trì sự ưng thuận.

#2. Hôn nhân bất thành do mắc ngăn trở thuộc luật tự nhiên hoặc thuộc luật thiết định của Thiên Chúa chi93 có thể được điều trị tại căn sau khi đã hết ngăn trở.

Điều 1164

Việcđiều trị tại căn có thể được ban hành thành sự ngay cả hai bên hoặc một bên không biết, nhưng chỉ được ban vì một lý do nghiêm trọng.

Điều 1165

#1. Tông Tòa có thể ban việc điều trị tại căn.

#2.Giám Mục giáo phận có thể ban việc điều trị tại căn trong từng trường hợp, ngay cả khi có nhều lý do bất thành trong cùng một hôn nhân, khi đã hội đủ các điều kiện được nói đến ở điều 1125đối với việc điều trị tại căn của hôn nhân hỗn hợp; nhưng Giám Mục giáo phận không thể ban việc điều trị tại căn, nếu có một ngăn trở mà Tông tòa dành riêng  cho mình quyền miễn chuẩn chiếu theo quy tắc của điều 1078 #2, hoặc nếu có một ngăn trở thuộc luật tự nhiên hoặc thuộc luật thiết định của Thiên Chúa, mặc dầu ngăn trở ấy đã chấn dứt.

PHẦN II: CÁC VIỆC PHỤNG TỰ KHÁC

ĐỀ MỤC 1: CÁC Á BÍ TÍCH

Điều 1166

Các á bí tích là những dấu chỉ thánh, nhờ đó phần nào phỏng theo các bí tích, những hiệu quả, đặc biệt là những hiệu quả thiêng liêng, được biểu thị và được thông ban  nhờ lời khẩn cầu của Giáo Hội.

Điều 1167

#1. Chỉ một mình Tông Tòa mới ó thể thiết lập những á bí tích mới, hoặc chính thức giải thích những á bí tích đã được chấp nhận, hủy bỏ hoặc thay đổi á bí tích nào đó trong số các á bí tích ấy.

#2. Khi thiết lập hoặc ban các á bí tích, phải cẩn thận tuân giữ các nghi lễ và các thể thức đã được quyền bính Giáo Hội phê chuẩn.

Điều 1168

Thừa tác viên các á bí tia1ch là giáo sĩ có quyền do luật đòi hỏi; chiếu theo quy tắc của các sách phụng vụ ; giáo dân có tư cách xứng hợp cũng có thể ban một số á bí tích, tùy theo sự thẩm định của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 1169

#1. những vị có ấn tích Giám Mục cũng như các linh mục đã được luật cho phép hoặc đã được ban quyền cách hợp pháp có thể cử hành sự việc thánh hiến và cung hiến.

#2. Bất cứ linh mục nào cũng  có thể ban các  phép lành, trừ những phép lành được dành riêng cho Đức Giáo Hoàng Rôma hoặc cho các Giám Mục.

#3. Phó tế chỉ có thể ban những phép lành mà luật minh nhiên cho phép.

Điều 1170 Các phép lành phải được ban trước hết cho những người Công giáo, nhưng cũng có thể được ban cho các dự tòng, và cho cả những người không Công giáo nữa, trừ khi Giáo Hội ngăn cản điều đó.

Điều 1171

Các đồ vật thánh đã được  được cung hiến hay đã được làm phép để dùng vào việc thờ phượng Thiên Chúa phải được sử dụng một cách cung kính và không được dùng vào việc trần tụa hay việc không thích hợp, mặc dù các đồ vật ấy thuộc quyền sở hữu cá nhân.

Điều 1172

#1. Không ai có thể trừ tà cách hợp pháp cho những người bị quỷ ám, trừ khi có phép đặc biệt và minh nhiên của Đấng Bản Quyền địa phương.

#2. Đấng bản quyền địa phương chỉ ban phép trừ tà cho một linh mục đạo đức, sáng suốt, khôn ngoan và có đời sống vẹn toàn.

ĐỀ MỤC 2: PHỤNG VỤ CÁC GIỜ KINH

Điều 1173

Trong khi chu toàn nhiệm vụ tư tế của Đức Kitô, Giáo Hội cử hành phụng vụ các giờ kinh, nhờ đó Giáo Hội nghe Chúa nói với dân Ngài, tưởng nhớ Mầu Nhiệm Cứu Độ, không ngừng dùng lời kinh tiếng hát để ca ngợi và khẩn cầu Ngài ban ơn cứu độ cho toàn thế giới.

Điều 1174

#1.Các giáo sĩ buộc phải cử hành phụng vụ các giờ knh, chiếu theo quy của điều 276 #2, 30, còn thành viên của các tu hội thánh hiến cũng như các tu đoàn tông đồ buộc phải cử hành phụng vụ các giờ kinh chiếu theo quy tắc của hiến pháp.

#2. Tùy hoàn cảnh, các Kitô hữu khác cũng được tha thiết mời gọi tham dự phụng vụ giờ  kinh, vì đó là một hoạt động của Giáo Hội.

Điều 1175 .

Khi cử hành phụng vụ các giờ kinh, phải giữ đúng thời khắc thật của mỗi giờ kinh, ngần nào có thể.

ĐỀ MỤC 3: AN TÁNG THEO NGHI THỨC GIÁO HỘI

Điều 1176

#1. Các Kitô hữu đã qua đời phải được an táng theo nghi thức Giáo  Hội chiếu theo  quy tắc của luật.

#2. Qua nghi thức an táng được cử hành chiếu theo quy tắc của luật phụng vụ, Giáo Hội khẩn cầu ơn trợ giúp thiêng liêng cho những người quá cố, tôn kính thi hài của họ, và đồng thời đem lại niền an ủi  đầy hy vọng cho những người còn sống.

#3. Giáo Hội tha thiết khuyên nhủ nên duy trì tục lệ lành thánh chôn xác người 1qua1 cố, tuy nhiên không cấn hỏa táng, trừ khi chọn hỏa táng vì những lý do nghịch với đạo lý Kitô giáo.

CHƯƠNG 1:  CỬ HÀNH NGHI THỨC AN TÁNG

Điều 1177

#1. Thông thường, nghi thức an táng của tất cả mọi tín hữu đã qua đời phải dược cử hành trong nhà thờ giáo xứ của người ấy.

#2.Tuy nhiên, bất cứ tín hữu nào hoặc những người có nhiệm vụ an táng một tín hữu quá cố được phép chọn một nhà  thờ khác để cử hành nghi thức anta1ng với sự chấp thuận của vị cai quản nhà thờ ấy, và sau khi đã thông báo cho cha sở riêng của người quá cố biết việc ấy.

#3.Nếu một người chết ngoài giáo xứ của mình và thi hài không được đưa về giáo xứ ấy, và nếu không chọn được một nhà thờ nào đó cách hợp pháp để cử hành nghi thức an táng, thì phải cử hành nghi thức an táng trong nhà thờ giáo xứ tại nơi người ấy chết, trừ khi luật địa phương chỉ định nhà thờ khác.

Điều 1178

Nghi thức an táng Giám Mục giáo phận  phải được cử hành  trong nhà thờ chính tòa của ngài; trừ khi chính ngài chọn nhà thờ khác.

Điều 1179

Thông thường, nghi thức an táng các tu sĩ hay các thành viên của một tu đoàn tông đồ  phải được cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện riêng do cha Bề Trên, nếu là hội dòng hay tu đoàn giáo sĩ, bằng do cha tuyên úy.

Điều 1180

#1. Nếu giáo xứ có nghĩa trang riêng, các tín hữu đã qua đời phải được an táng tại đó, trừ khi chính người quá cố hay người có nhiệm vụ an táng người quá cố đã chọn một nghĩa trang khác cách hợp pháp.

#2. Tuy nhiên, mọi người được phép chọn nghĩa trang làm nơi an táng của mình, trừ khi bị luật cấm.

Điều 1181

Về những của dâng cúng nhân dịp lễ an táng, phải tuân giữ quy định của điều 1264, nhưng phải liệu sao đừng để có sự thiên vị cá nhân trong việc cử hành lễ an táng, và cũng đừng để người nghèo không được an táng cách xứng hợp.

Điều 1182

Sau khi chôn cất xong, phải ghi vào sổ tử chiếu theo quy tắc của luật địa phương.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 3663
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  854
 Hôm qua:  3108
 Tuần trước:  24007
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12352024

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn