Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

TUẦN 9 NGÀY KÍNH THÁNH PHANXICO XAVIE ( 04 đến 12/03)

TUẦN 9 NGÀY KÍNH THÁNH  PHANXICO  XAVIE ( 04 đến 12/03) 

TUẦN 9 NGÀY KÍNH THÁNH  PHANXICO  XAVIE ( 04 đến 12/03) 

TUẦN 9 NGÀY KÍNH THÁNH  PHANXICO  XAVIE

(Từ 04 đến 12 tháng 03)

 

Lời nói đầu:

 

Vào những năm từ 1985, khi tham gia sinh hoạt trong ca đoàn và huynh trưởng GLV Giáo xứ Tân Thái Sơn, cha xứ lúc đó là Cha Cố Đaminh Bùi Quang Tuyến, đã chọn cho ca đoàn thánh bổn mạng là thánh Phanxico Xavie và thánh Tê rê sa Hài Đồng Giê-su, là hai vị thánh truyền giáo. Vì vậy, ngài có ý hướng dẫn và cho cử hành tuần 9 ngày kính thánh Phanxico Xavie (từ ngày 4 đến 12 tháng 3). Trong lời giới thiệu chỉ nói sơ qua về việc cha marcello Mastrilli bị tai nạn và được chữa khỏi nhờ phép lạ của Thánh Phanxico Xavie. Thời gian trôi qua, với những thay đổi của xã hội, và vì cuộc sống mưu sinh, vì nhiều lý do khác nhau, ca đoàn cũng không tồn tại vì mỗi người mỗi nơi, việc làm tuần 9 ngày kính thánh Phanxico Xavie bị rơi vào quên lãng, để rồi cứ đến ngày lễ thánh Phanxico Xavie thì mới sực nhớ trong năm đã bỏ qua cơ hội làm tuần 9 ngày kính thánh Phanxico Xavie.

 

Ngày xưa, chưa có sự phát triển của công nghệ thông tin, cũng muốn tìm hiểu về sự kiện tai nạn của cha marcello Mastrilli, những lúc rảnh, vào những thư viện công giáo tìm tư liệu mà không thấy có. ................ mới đó mà đã mấy chục năm trôi qua. Đầu năm nay, tự nhiên nhớ đến, cũng muốn giới thiệu trên trang web cho mọi người, và để khách quan những gì mình giới thiệu (kiểu nói có sách, mách có chứng), và với công nghệ thông tin, mới tìm được tư liệu về cha marcello Mastrilli, một chứng nhân có thật về nguồn gốc tuần 9 ngày kính thánh Phanxico Xavie, xin gửi đến tất cả các bạn đọc gần xa, xin cùng tham khảo và ước mong nhiều người cùng thực hiện Tuần 9 ngày này để cảm tạ Chúa, tôn vinh Thánh Phanxico Xavie và Thánh Marcello Mastrilli.

 

Ghi chú: chương trình giờ cầu nguyện chỉ mang tính đề nghị, nếu ai biết được chương trình cụ thể, xin giới thiệu để hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn.

 

Jos Trần Đình Cánh.

 

(thứ tự giờ cầu nguyện mỗi ngày trong tuần 9 ngày Kính Thánh Phanxico Xavie) 

 

1.- Hát hoặc đọc Kinh Chúa Thánh Thần

 

2.- Đọc và suy niệm 01 đoạn Tin Mừng (tùy chọn)

 

3.- Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh (3 lần) 

để tưởng nhớ Thánh Phanxicô Xavier vì ngài có lòng sùng kính Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

4.- Đọc Kinh Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Giê-su,/ xưa đã chọn Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê,/ trẩy sang Phương Đông này,/ giảng dạy soi sáng muôn dân được rỗi linh hồn,/ cùng mở đàng cho nhiều Thầy Cả hằng theo sang cùng bắt chước như vậy. Chúng con là kẻ ngây muội,/ xưa nay chẳng có công gì,/ cho đáng được sự gì lành mà ơn trọng Đức Chúa Giê-su đã soi đến nước này, cho chúng con biết được Đạo Thánh Đức Chúa Trời là sáng thật,/ cùng là đàng công chính cho được mọi sự lành đời sau. Chúng con cám ơn Đức Chúa Giê-su chẳng có khi đừng,/ cùng trông cậy vì công nghiệp Ông Thánh Phan-xi-cô,/ cho Đạo Thánh Đức Chúa Trời một ngày một rộng sáng ra,/ cùng phá hết mọi sự rối,/ phù hộ vua chúa kính chuộng Đấng sinh nên Trời đất muôn vật mà thờ phượng,/ cho đời này trị nước thái bình,/ đời sau hưởng phúc Thiên Đàng. Lại xin cho các Thầy Cả được mọi sự lành bằng an,/ giữ lấy linh hồn chúng con,/ cùng xin gìn giữ giúp sức cho các giáo hữu,/ một ngày một tin cho bền,/ cho đáng ngày sau hưởng phúc Thiên Đàng đời đời chẳng cùng. A-men.

 

4.- Đọc Kinh Tuần 9 ngày

Lạy Đấng Thánh rất đáng yêu mến và đầy lòng Bác Ái,/ con xin hợp với Người Kính Lạy Uy Quyền Thiên Chúa,/ Hơn nữa,/ con được vui sướng cách riêng,/ khi tưởng đến những ơn phúc đặc biệt Chúa ban cho Người lúc còn sống,/ và vinh danh Người được sau khi qua đời./ Con sốt sắng cảm tạ Chúa,/ và nhờ Người có quyền thế,/ con hết lòng xin Người cầu bầu cho con được ơn sống chết thánh thiện. Con cũng xin Người cầu bầu cho con được ơn con mong ước ….. (kể ơn mà ta muốn xin) . Nều điều con xin không hợp với Vinh Danh Chúa và lợi ích cho linh hồn,/ thì xin Người cầu bầu cho con được ơn nào khác,/ hợp với Vinh Danh Chúa,/ và lợi ích linh hồn con hơn. A-men.

Lời nguyện: (lễ Thánh Phanxico)

Lạy Chúa, nhờ lời giảng dạy và những phép lạ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê,/ Chúa đã tập họp Dân Tộc Ấn Độ trong Giáo Hội Chúa. Xin Chúa cho chúng con được bắt chước những nhân đức của Thánh Phanxico, mà chúng con đang tôn kính công nghiệp và vinh danh Người. Nhờ Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng con. A-men.

 

5.- Đọc 10 lần Kinh Sáng Danh

để cảm tạ Thánh Phanxico Xavier về những ơn lành mà Ngài đã nhận và ban cho mọi người trong 10 năm Ngài đi truyền giáo ở Á Châu.

 

6.- Đọc Kinh Lạy Nữ Vương Kính Đức Mẹ

 

7.- Kinh Trông Cậy – Kết Thúc

 

Nguồn gốc: Năm 1633, Cha Marcello Mastrilli đang xem xét đồ trang hoàng một nhà thờ, thình lình 01 cái búa nặng 01 kg rớt trúng đầu, làm Cha ngã gục trên vũng máu, sau đó nằm hôn mê hơn 10 ngày. Trong khi mọi người đang thương khóc Cha vì dường như tai nạn không qua khỏi, tự nhiên, Ngài chỗi dậy, kêu lên: các Cha ơi, tôi khỏi rồi, Thánh Phan-xi-cô chữa tôi. Và ngài nói tiếp: Thánh Phan-xi-cô mặc áo sáng chói hiện đến chữa ngài và bảo ngài khấn hứa đi sang Nhật chịu tử đạo, và Thánh Phan-xi-cô quả quyết: “Từ ngày 04 đến 12 tháng 03 mỗi năm, tất cả những ai xưng tội, rước lễ 9 ngày và cầu xin ngài, sẽ thấy hiệu lực: Chúa ban những ơn cần cho phần rỗi linh hồn và Vinh Danh Chúa. Từ đó gọi là Tuần 9 Ngày Ơn Phúc. Từ đó đến nay, biết bao Ơn Phúc, kể cả những ơn phàm trần vật chất….. nhiều người đã nhận được khi làm Tuần 9 ngày kính Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê trong tháng 03.

 

Tư Liệu Tham Khảo: Sự tích tử đạo của cha Marcello Mastrilli

(Trích bản dịch của một Tu Sĩ người Việt đang du học tại Philippin)

 

Marcello Mastrilli sinh tại Naples nước Italy vào ngày 4 (14) tháng 9 năm 1603 từ một gia đình quý tộc danh giá. Ngài gia nhập Dòng Tên (the Society of Jesus) bất chấp sự phản đối của cha mình là ông Girolamo Mastrilli một hầu tước thuộc San Marzano.

 

Trong một lần thị kiến, ngài đã được trông thấy tầng trời mở ra, điều này loan báo cho sứ mạng tương lai của ngài sẽ ở phương Đông. Ngài được đào tạo tại trường Đại học Napoli với các môn:  Triết Học cổ đại, Thần Học và là chuyên gia về văn phạm. Trong những năm cha Marcello Mastrilli ở nhà tập, ngài được thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, (một vị tông đồ truyền giáo của Dân Tộc Ấn Độ) thường xuyên hiện ra với ngài dưới hình dạng một kỵ sĩ mặc áo trắng.

 

Ngày 11 tháng 12 năm 1633, cha Marcello Mastrilli bị thương nặng;  Một công nhân tháo dỡ các các đồ trang trí trong ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong cung điện của Hồng Y thành Naples, đã vô ý làm rơi cây búa xuống đất và cây búa rơi trúng đầu cha Marcello Mastrilli. Ngài rơi vào trạng thái chết lâm sàng và đau đớn trong vòng mười ngày. Vào ngày 21 tháng 12, trong khi cha Marcello Mastrilli  vẫn còn đang năm hôn mê, mọi người còn đang đứng chung quanh ngài và khóc thương ngài vì dường như mọi cố gắng của y tế không còn cách cứu chữa. Giữa lúc ấy, Thánh Phanxicô Xavier lại hiện ra với ngài và chỉ cho ngài cách cầu nguyện và làm Tuần ơn phúc  (...), khi mọi người còn đang than khóc, thình linh cha Marcello Mastrilli bật dậy và tuyên bố: "Con đã được chữa lành: hãy hôn kính những dấu thánh tượng chịu nạn để tạ ơn Người". Thật vậy, khi tỉnh dậy, ngài thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh.

 

Sau khi được chữa lành một cách kỳ diệu, cha Marcello Mastrilli bắt đầu làm tuần cửu nhật "Novena of Grace" – tuần cửu nhật ân sủng, để tạ ơn và tôn sùng thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. cha Marcello Mastrilli cũng quả quyết rằng: Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê đã hứa với ngài là sẽ giúp đỡ cho những ai nhiệt tâm cầu khấn thánh nhân khi thực hiện tuần chín ngày - từ ngày 4 đến 12 tháng 3 hàng năm.

 

Trong khi đó, vào ngày 18 tháng 10 cùng năm, toàn cõi Châu Âu vẫn chưa hay biết về việc bách đạo đang diễn ra khốc liệt ở Nhật Bản đặc biệt tỉnh Dòng Tên tại Nhật Bản, theo đó, linh mục Christovão Ferreira người Bồ Đào Nha, bị bách hại ở Nagasaki và cha đã chối bỏ đạo. Khi sự thật được lan rộng, Dòng Tên đã lên kế hoạch cho một sứ vụ mới tại Nhật Bản và Cha Marcello được chọn là bề trên. Ngài nhận sứ vụ và rời Lisbon ngày 7 tháng 4 năm 1635, nhằm ngày thứ bảy Tuần Thánh. Ba mươi ba nhà truyền giáo đã đến Goa, thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ ngày 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Họ đã nghe biết về sự tử đạo của hai mươi bốn thành viên Dòng Tên tại Nhật năm trước nhưng đã không bỏ cuộc.

 

Tại Goa, cha Marcello đã dành nhiều giờ để cầu nguyện trong mộ của Thánh Phanxicô Xavier, cha đã lấy một chiếc khăn tay và thấm đẫm máu của vị thánh, đồng thời lấy một mẩu thịt bỏ vào chiếc hộp nhỏ chứa thánh tích. Cha mặc cho cơ thể vị thánh đó một bộ đồ mới do vua Philip III tặng. Cha viết một lá thư bằng chính máu mìnhvà đặt vào tay vị thánh.

 

Từ Goa, phái đoàn đi thuyền đến Macau, nhưng ở đây không có tàu Bồ Đào Nha nào cho phép các linh mục lên tàu vì điều này sẽ khiến tất cả người Bồ Đào Nha ở Nagasaki gặp nguy hiểm. Họ buộc phải đi thuyền đến Manila, nơi thống đốc Philippines, Sebastián Hurtado de Corcuera, rất nhiệt tình với các vị thừa sai nhưng người dân Tây Ban Nha lại phản đối.  Lo sợ cuộc tàn sát giáo sĩ chắc chắn sẽ sảy ra tại Nhật, vì vậy, cha Marcello đã ở lại Philippines.

 

Trong khi cha cùng với thống đốc Hurtado de Corcuera đi do thám để chống lại những tên cướp biển, cha đã bị trúng đạn bởi một khẩu súng thần công, tuy nhiên, một phép lạ đã giúpngài không hề hấn gì. Và, người Tây Ban Nha đã dành chiến thắng vang dội mà họ tin rằng do sức mạnh của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê và sự cầu nguyện của cha Marcello.

 

Theo thời gian, các vị thừa sai Dòng Tên đã gia nhập với nhóm người Nhật sống lưu vong tại Philippines và chuyên tâm học ngôn ngữ. Sau một thời gian, vị thống đốc đã cho cha đi đến Nhật Bản trên tàu buôn Tây Ban Nha. Cha gặp vô số thăng trầm trên biển, bao gồm cả một cơn bão dữ dội ngoài khơi Formosa. Người ta làm chứng rằng cha Marcello đã làm ngưng bão và yên sóng biển bằng cách làm dấu thánh giá trên biển cùng với thánh tích của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Cuối cùng, cha đến Satsuma vào ngày 19 tháng 9.

 

Ngay lập tức cha bị phát hiện, nhưng ngài đã chạy trốn được vào đất liền; trong khi tất cả những người bạn đồng hành khác của cha bị bắt và họ đã thú nhận đã đi thuyền với cha Marcello và tiết lộ rất nhiều thông tin về cha. Sau nhiều ngày truy lùng, cha Marcello Mastrilli bắt làm tù binh.

 

Vị tu sĩ bị điệu ra trước mặt các thẩm phán Shogun vào ngày 5 tháng 10 năm 1637 tại Nagasaki. Khi được hỏi lý do tại sao cha đến Nhật Bản, cha trả lời rằng đó là ý định của cha để cảm hóa Hoàng đế Shōgun Iemitsu, và là người phát ngôn của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Các quan tòa ngạc nhiên vì sự kiên quyết của cha, và để làm cho cha chối bỏ đạo, họ đã buộc cha phải chịu sự tra tấn hai ngày bằng nước. Ngày thứ nhất, họ sử dụng kỹ thuật tra tấn phễu, nạn nhân buộc phải ngậm một cái phễu trong miệng và một lượng lớn nước được đổ vào cái phễu cho đến khi nước và máu chảy ra từ miệng, tai và mũi của nạn nhân.  Ngày tra tấn thứ hai, cha Marcello bị trói trên bàn, đầu bị treo lên trong khi những kẻ tra tấn không ngừng đổ một lượng nước lớn lên mặt khiến cha không thể thở được. Cha đã chịu tra tấn trong hai ngày, và chỉ riêng ngày thứ hai cha đã phải chịu tra tấn với bốn trăm thùng nước.

 

Quay trở lại phòng giam, cha Marcello Mastrilli phát hiện ra rằng tất cả những người bạn đồng hành của cha đã chối bỏ đức tin, trừ một người, và tất cả đã chết sau những giây phút bị tra tấn. Những kẻ tra tấn quay trở lại, lần này cha bị lột trần và bị đốt cháy những vùng nhạy cảm bằng những chiếc kìm nung đỏ, sau đó cha lại phải chịu sự tra tấn bằng nước. Cha vẫn kiên định cầm cự và được trở lại nhà tù, tuy nhiên bản án tử của cha đã được thiết lập: cha đã được kết án tử trong một cái hố. Vui mừng chờ đón bản án từ người tuyên án, cha đã nói tiên tri là người ta sẽ chặt đầu cha và cha sẽ không chết trong hố.

 

Vào lúc mười một giờ sáng thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 1637, cha Marcello Mastrilli  được dẫn từ nhà tù đến nơi hành quyết trên đỉnh dốc có tên Nishi-zaka nhìn từ vịnh Nagasaki. Cha bị trói, bịt miệng, phần nửa đầu bị cạo trọc, nửa còn lại sơn màu đỏ, một dấu hiệu cực kỳ căm ghét đối với người Nhật.

 

Khi cha được phép nói, cha đã cảm ơn các quan tòa đã kết án tử cho cha, sau đó cha nói với đám đông rằng: "Bây giờ mọi người sẽ biết Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ tuyệt vời như thế nào và Thiên Đàng mà chúng ta hy vọng là như thế nào".  Cha bị trói và hai chân, bị treo trên giá treo cổ, đầu chúi xuống hố và bị khóa chặt ở đó, một sự tra tấn được phát minh bởi Tekenaka Uneme-no-Sho đã được minh chứng là có hiệu quả nhất trong việc buộc các Kitô hữu bỏ đạo.

 

Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi của những kẻ hành quyết, cha Marcello Mastrilli đã không tỏ ra bất kỳ điều gì bất thường nào. Cuối cùng, để tránh sự tra tấn đó tiếp thêm sức mạnh cho các Kitô hữu Nhật Bản, các thẩm phán đã ra lệnh phải chặt đầu cha ngay lập tức. Sau khi những kẻ hành quyết kéo cha ra khỏi hố, cha quỳ xuống và cầu khẩn thánh Phanxicô Xavier. Phải mất ba nhát kiếm để cắt đầu cha. Cha đã chết vì bị chém đầu như cha tiên đoán.

 

Trích Nguyên bản Tiếng Ý:

 

Il martirio di Marcello Mastrilli

 

Marcello Mastrilli nacque nel Regno di Napoli il 4 settembre del 1603 da antica famiglia aristocratica. Entrò nella Compagnia di Gesù nonostante l’opposizione del padre, Girolamo Mastrilli, Marchese di San Marzano.

 

Poco dopo ebbe una prima visione del cielo che si apriva e che collegò ad una futura attività da missionario in Oriente. Fu quindi educato nel collegio di Napoli, dove studiò filosofia classica e teologia e insegnò grammatica. Durante i suoi anni di noviziato, ebbe spesso apparizioni di San Francesco Saverio. L’Apostolo delle Indie, gli apparve più volte nella forma di un cavaliere vestito di bianco.

 

L’11 dicembre 1633, fu gravemente ferito. Un operaio, che smantellava gli altari della festa dell’Immacolata nel palazzo del Cardinale di Napoli per la festa dell’ImmacolataConcezione, lasciò cadere un martello che gli finì in testa. Cadde nel delirio e stette quasi agonizzante per dieci giorni. Il 21 ebbe un’altra apparizione di SanFrancesco Saverio che lo guidò attraverso una serie di preghiere e voti, dichiarando infine: “Sei guarito: bacio in ringraziamento le sacre ferite del Crocifisso”. Effettivamente al risveglio si ritrovò in perfetta salute.

 

Dopo la miracolosa guarigione, Mastrilli diede inizio alla famosa “Novena dellaGrazia”, che sarebbe diventata molto popolare, in onore di San Francisco Saverio. Il santo gli aveva promesso grazie e salvezza  per quanti avessero ferventemente richiesto la sua intercessione per nove giorni in onore della sua canonizzazione – quindi dal 4 al 12 marzo.

 

Intanto, sebbene la notizia non avesse ancora raggiunto l’Europa, il 18 ottobre dello stesso anno, il gesuita provinciale in Giappone, il portoghese Christovão Ferreira, sotto tortura a Nagasaki, era divenuto apostata. Quando il fatto si diffuse i gesuiti progettarono una nuova missione in Giappone e PadreMarcello fu scelto come superiore. La missione partì da Lisbona il 7 aprile 1635, Sabato Santo. Trentatre missionari raggiunsero Goa, la capitale dell’India portoghese, l’8 dicembre, festa dell’Immacolata Concezione. Li seppero del martirio di ventiquattro gesuiti avvenuto in Giappone l’anno precedente ma non demorsero.

 

A Goa, Padre Marcello trascorse molte ore pregando nella tomba di San Francesco Saverio, recuperò come reliquia un fazzoletto imbevuto del sangue del santo ed una piccola scatola contenente un pezzettino della sua carne. Consegnò a quel corpo un nuovo vestito donatogli da Filippo III e lasciò nelle mani del santo una lettera firmata nel suo stesso sangue.

 

Da Goa la missione salpò per Macao, ma qui nessuna nave portoghese prendeva preti a bordo perché ciò avrebbe messo a rischio tutti i portoghesi a Nagasaki. Navigarono alloraverso Manila dove il governatore delle Filippine, Sebastián Hurtado de Corcuera, si mostrò entusiasta della missione ma la popolazione spagnola si oppose temendo il massacro di massa del clero che certamente avrebbe comportato; così Padre Marcello restò nelle Filippine.

 

Accompagnò il governatore Hurtado de Corcuera in una spedizione contro i pirati nel corso della quale fu colpito al fianco da una palla di cannone che però lo lasciò miracolosamente illeso. Alla fine gli spagnoli ottennero una vittoria clamorosa che attribuirono al potere di San Francesco Saverio e all’intercessione di Padre Marcello.

 

Col tempo il gesuita si unì alla comunità di esiliati giapponesi nelle Filippine e si dedicò all’apprendimento della loro lingua e dopo un po’ il governatore gli procacciò un viaggio in Giappone su una nave spagnola. Incontrò numerose vicissitudini in mare aperto, compresa una violenta tempesta a largo di Formosa. Si dice che Padre Marcello calmò i venti e le acque facendo il segno della croce sul mare con il suo reliquiario contenente una reliquia di San Francesco Saverio. Alla fine sbarcò a Satsuma il 19 settembre.

 

Fu immediatamente scoperto, ma fuggì nell’entroterra; mentre tutti gli altri suoi compagni furono catturati e confessarono di aver navigato con Padre Marcello rilasciando tante informazioni sul suo conto. Dopo diversi giorni il gesuita fu scoperto e fatto prigioniero.

 

Il religioso comparve davanti ai magistrati dello Shogun il 5 ottobre 1637 a Nagasaki. Quando gli fu chiesto perché era venuto in Giappone, rispose che era sua intenzione convertire l’Imperatore, lo Shōgun Iemitsu, come ambasciatore da San Francesco Saverio. I magistrati sopresi di tanta fermezza, per condurlo all’apostasia, lo sottoposero alla tortura dell’acqua per due giorni. Il primo giorno usarono la tecnica a imbuto, in cui la vittima teneva infilato un imbuto in bocca mentre grandi quantità di acqua venivano versate dentro di lui fino a far sgorgare acqua e sangue da bocca, orecchie e naso. Il secondo giorno di tortura Padre Marcello fu legato su una tavola, la testa gli fu lasciata pendere mentre gli aguzzini non smettevano di versare grandi quantità d’acqua sul suo viso impedendogli di respirare. Così resistette per due giorni, ricevendo quattrocento recipienti d’acqua nel solo secondo giorno.

 

Riportato in cella, Mastrilli scoprì che tutti i suoi compagni, tranne uno, avevano rinunciato alla propria fede, un secondo era morto sotto tortura. Tornato nelle mani degli aguzzini, fu spogliato e sottoposto alla bruciatura delle sue parti intime con tenaglie roventi, poi ancora fu fatto oggetto della tortura dell’acqua. Resistette e tornò in prigione ma la sua condanna rea stata stabilita:era destinato a morire nella fossa. Accogliendo gioiosamente l’emissario che gli comunicò la condanna, profetizzò che invece non sarebbe morto nella fossa ma che sarebbe stato decapitato.

 

Alle undici del mattino di mercoledì 14 ottobre 1637, Padre Marcello fu condotto dalla sua prigione fino al luogo dell’esecuzione in cima al pendio chiamato Nishi-zaka che sovrastava la baia di Nagasaki. Era legato, imbavagliato, parte del caporasato, l’altra metà dipinta di rossa, segno di estrema ignominia per i giapponesi.

 

Quando potè parlare ringraziò i magistrati che l’avevano condannato poi parlò alla folla dicendo: “Ora saprete quanto è grande il Dio che adoriamo e quanto è prezioso il Paradiso per il quale speriamo”. Fu così legota e appeso per i piedi ad una forca, abbassato a testa in giù nel pozzo e lì rinchiuso, una tortura inventata da Tekenaka Uneme-no-Sho che s’era mostrata la più efficace nell’ottenere apostasie di cristiani.

 

Contrariamente alle aspettative dei carnefici, tuttavia, Padre Marcello non mostrò nessuno dei soliti sintomi. Alla fine i magistrati, per evitare che quella tortura desse più forza ai cristiani giapponesi, ordinarono che il sacerdote fosse decapitato immediatamente.

 

Dopo che i boia lo tirarono fuori dalla fossa, si inginocchiò ed invoco San Francesco Saverio. Ci vollero tre tagli di spada per recidergli la testa. Morì decapitato come aveva predetto.


Trở lại      In      Số lần xem: 5117
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  2663
 Hôm qua:  3165
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12339539

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn