Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Phân tích và chia sẻ Lời Chúa Chúa Nhật V thường niên năm A

Phân tích và chia sẻ Lời Chúa Chúa Nhật V thường niên năm A

 

Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa Chúa nhật V Thường niên năm A
(09/02/2014) – MÙNG MƯỜI TẾT GIÁP NGỌ - 2014

 



Bài đọc I: (Is 58, 7-10). "Sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông".
Bài đọc II: (1Cr 2, 1-5). "Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".
Bài Tin mừng: (Mt 5,13-16) - Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian

NGUYÊN VĂN BÀI TIN MỪNG:

"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.

"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
___________________________

PHÂN TÍCH & CHIA SẺ:

“Chính anh em là muối cho đời”

Cụm từ “anh em” ở đây Đức Giêsu đang nói về ai? Có lẽ ta dễ nhận thấy Đức Giêsu đang nói về các môn đệ. Ngài muốn nói các môn đệ, là những người được tuyển chọn, họ phải là người biến đổi, cải tạo thế gian này. Họ phải là người giới thiệu Đức Giêsu cho người khác, không những đó là bổn phận mà còn là bản chất con người họ. Bản chất! vâng truyền giáo là bản chất của người môn đệ, khi Đức Giêsu sử dụng 02 dụ ngôn: Muối và Ánh sáng.

Suy nghĩ như vậy không có gì sai, nhưng lối giải thích đó còn chung chung, chưa rõ ràng. Vậy những ai không phải là môn đệ trên danh nghĩa, không lẽ không có bổn phận giới thiệu Đức Giêsu sao?

Để có thể trả lời cụm từ “anh em” ở đây nói về ai, ta hãy đối chiếu với Bài Tin mừng Chúa nhật IV Thường niên năm A, thuật lại sự kiện Đức Giêsu công bố Hiến chương nước Trời, hay còn gọi là Tám mối phúc, đó là đoạn Tin mừng (Mt 5, 1-12) đi ngay trước Bài Tin mừng hôm nay – Bài Tin mừng Tám mối phúc đã được thay thế bằng Bài Tin mừng cho Ngày mùng Ba Tết Âm lịch – Trong Bài Tin mừng Tám mối phúc, Đức Giêsu liệt kê ra các mối phúc: phúc Người nghèo khó, người hiền lành, người xây dựng Hoà bình, người bị bách hại....

Như vậy, cụm từ : “anh em” ở đây, nó phải có sự liên hệ với Bài Tin mừng Tám mối phúc, đó là những Người nghèo khó, Người hiền lành, Người xây dựng hòa bình, Người bị bách hại.... Như vậy, bất cứ ai đang sống một trong Tám mối phúc sẽ được nói đến trong Bài Tin mừng hôm nay. Ta cũng thể gọi họ là các môn đệ vì họ đã sống theo các mối phúc mà Đức Giêsu vạch ra.

“Muối cho đời”, Đức Giêsu đã dùng một hình ảnh rất đời thường, để diễn tả bản chất của người môn đệ mà ai cũng hiểu. Nhưng khi nói về bản chất của môn đệ, ta phải hiểu nó là cái gì sâu xa làm nên người đó, nó nằm sâu trong con người đó và hoàn toàn không phải là cái được thêm vào như để trang điểm cho thêm phần lộng lẫy. 

Nhưng thế nào là muối cho đời?

MUỐI.

Khi nói về muối người ta nghĩ đến ngay vị mặn, nó là cái gì đó không thể thiếu được trong cuộc sống. Chính do vị mặn mà muối mang những công dụng sau đây:

+ Công dụng phổ biến nhất của muối là đem lại hương vị: có muối, tất cả món ăn trở nên ngon miệng; không có nó, tất cả thành nhạt nhẽo.

+ Muối được dùng để bảo quản thực phẩm… nó ngăn cản hoặc làm chậm lại sự phân hủy.

+ Muối dùng để làm cho đất màu mỡ, dĩ nhiên có trộn với phân bón... Như một loại phân bón để mùa màng được tươi tốt.

+ Muối còn được dùng để trị bệnh: đắp vào chỗ trặc gân, bong gân; muối sát trùng, để giúp tiêu hóa, để lưu giữ và chuyển tải I-ốt, ngăn ngừa bệnh tật...

Sở dĩ muối có nhiều công dụng như trên, vì nó mặn. Nếu muối mà mất vị mặn, nó sẽ trở nên vô dụng. 

ĐỜI: Ám chỉ thế gian

Như vậy, khi Đức Giêsu nói: “Chính anh em là muối cho đời”, Ngài muốn nói đến 02 điều:

1./ Bản thân người môn đệ phải có một phẩm chất, nó giống như muối có vị mặn, vị mặn nó là cái gì nằm sâu nhất trong hạt muối, nó thuộc về bản chất hạt muối. Người môn đệ phải có Đức Giêsu trong mình và đó phải là bản chất của họ.

2./ Người môn đệ phải là muối cho đời. Có nghĩa, họ sống trong thế gian để biến đổi nó, để cho thế gian thêm hương vị, để không bị hư đi bởi biết bao cuộc tấn công của Satan, thế gian và xác thịt. Nói khác đi, họ phải truyền giáo, đem Đức Giêsu đến cho người khác.

“Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.

Có lẽ độc giả thắc mắc, tại sao Đức Giêsu lại nói: “Muối mà nhạt đi”? Hình như chưa ai thấy muối nhạt đi bao giờ, vì vị mặn là cái nằm sâu trong hạt muối, nó là bản chất của muối. Ta có thể thấy muối hòa tan vào trong nước, lúc đó hạt muối tan biến và vị mặn của nó thoát ra ngoài, điều này có nghĩa khi hạt muối còn, thì vị mặn trong nó vẫn còn, do đó không thể nói: “muối mà nhạt đi”

Để có thể hiểu được lời của Đức Giêsu, ta phải hiểu cách làm ra hạt muối của người Do Thái thời đó. Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, người Do Thái dùng muối được lấy ra từ hai nguồn cung cấp:

+ Một là, Muối được lấy ra từ nước biển, muối loại này có chất lượng cao được dùng cho việc nấu nướng đồ ăn, gọi là muối biển. Đó là những cục muối to, không xay nhỏ thành hạt như ngày nay. Người đầu bếp chỉ việc ném cục muối to vào nồi đồ ăn, rồi nếm thử, nếu đã vừa miệng thì lấy cục muối ra. Nó có thể được sử dụng vài lần, từ từ sẽ trở nên lạt, và giảm dần sự mặn mà.

+ Nguồn cung cấp muối thứ hai đến từ Biển Chết – biển mặn nhất trên trái đất. Nhưng muối lấy từ Biển Chết có pha trộn nhiều khoáng chất hỗn hợp khác. Khi phần muối đã tan ra, nó không còn là cục muối nữa, mà chỉ là cục khoáng chất vô dụng. Sau cùng chỉ ném ra ngoài đường “cho người ta chà đạp dưới chân”.

Như vậy Đức Giêsu đã sử dụng hình ảnh rất đời thường để diễn tả điều Ngài muốn nói, và người thời đó đều hiểu.

“Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?” Một câu hỏi không có câu trả lời, vì đối với muối, vị mặn chỉ có thể đi một chiều, chứ không theo chiều ngược lại. Vị mặn chỉ đi từ trong hạt muối ra ngoài môi trường, chứ không thể đi từ môi trường trở vào lại hạt muối.

Đức Giêsu nói: Khi muối đã mất vị mặn, nó đã thành vô dụng, chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Khi nói như vậy, Ngài đã đưa ra lời kết án nghiêm khắc và đanh thép dành cho người môn đệ đã biến chất, hay mất chất, người đó đã trở thành vô dụng.

Khi người môn đệ đánh mất bản chất của mình, họ đã đánh mất sự cao quý nhất của mình, kế đó trở nên đối tượng bị khinh khi, như thể mang trong mình một sự thối nát đặc biệt; tình yêu ngày trước của y đi dần tới chỗ tiêu tán. Câu “Chỉ có việc đổ ra ngoài cho người ta dẫm đạp đi thôi”, gợi lên cảnh đường sá vương vãi rác rền cặn bã ở phương Đông”. Đây là hình ảnh nói lên việc kết án người môn đồ đã mất tinh thần ơn gọi mình.

Có lẽ độc giả khi đọc những lời này, cảm thấy có cái gì đó thật chua xót. Vậy những người được ví như “muối đã nhạt” sẽ không còn cơ hội nào làm lại sao? vì họ được ví như “muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại” Họ sẽ trở thành vô dụng vĩnh viễn sao? Như vậy sự sám hối và quay trở về còn ý nghĩa gì nữa?

Thật ra ta phải hiểu câu nói của Đức Giêsu nó thuộc về bản chất người môn đệ, chứ không nói về những sai lầm nhất thời. Cũng như muối đã mất vị mặn, thì những người này đã không còn Đức Giêsu trong mình nữa, họ đã cự tuyệt hoàn toàn và cự tuyệt quyết liệt. Trong tình trạng đó họ còn làm chứng cho Ngài được sao, họ còn có ích nữa không? Còn với những sai lầm nhất thời, chưa phải là cái đụng đến bản chất, họ vẫn là “muối còn vị mặn” họ vẫn có thể trở về nếu họ muốn.

Nhưng làm sao người môn đệ có thể đánh mất bản chất của mình? Cũng như muối làm sao có thể mất vị mặn? Điều này khó hiểu đối với người thời nay, nhưng lại dễ hiểu đối với ngưới Do Thái thời xưa như ta đã trình bày.

Người môn đệ đánh mất chất, cũng thật dễ hiểu cho người thời nay. Quá trình người môn đệ đánh mất bản chất mình đi theo con đường sau đây:

Lúc đầu ông rất quảng đại với lời mời gọi của Đức Giêsu, và đây là sự thật. Nhưng Đức Giêsu đòi hỏi ông phải sống như vậy suốt cả cuộc đời, một thời gian rất dài mà ai nghe cũng phải run sợ. Niềm tin của ông bắt đầu được cọ xát với thực tế, nó sẽ mai một không còn nguyên vẹn nữa. Ông chất chứa trong người nhiều lo lắng quá, nhiều quyến rũ quá làm ông quên đi sự kết hợp với Đức Giêsu, để đến một lúc nào đó ông nhắm mắt sa vào một điều kinh khủng, quá kinh khủng. Nó không cho ông đường lùi, và không thể trở về được nữa vì đã đi quá xa Đức Giêsu rồi. Ông đã đi đến một quyết định thật tệ hại, đành đánh mất bản chất người môn đệ.

Vậy lý do gì ông rơi vào tình trạng này? Xin thưa, vì ông không biết kết hợp với Đức Giêsu. Không có Ngài, ông sẽ bị ngã gục rất dễ dàng, không có gì là khó hiểu.
__________________________

“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”

Đức Giêsu dùng hình ảnh thứ hai để nói về người môn đệ, đó là “ánh sáng cho trần gian”. Hình ảnh này cũng một công dụng như hình ảnh “muối cho đời”, nhưng “ánh sáng cho trần gian” nó mang ý nghĩa cao hơn.

Khi nói tới ánh sáng, người ta nghĩ ngay đến sự sống. Ta có thể khẳng định: Nếu không có ánh sáng thì cũng không có sự sống. Vì không có ánh sáng, sẽ không có sự quang hợp các chất diệp lục trong cây cỏ, như vậy không thể có bất cứ đời sống sinh vật hoặc con người nào.

Không có mặt trời, sẽ không có than đá, dầu hỏa và điện năng... bởi vì không có rừng và thủy triều. Mặt trời là một hình ảnh đẹp nhất về Thiên Chúa: suối nguồn của mọi sự sống! Từ khi thế giới được tạo dựng, một ánh sáng tràn trề chiếu soi mọi vật. “Hãy có ánh sáng!” (St 1,2)

Ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng trong Kinh thánh. Tiên tri Isaia đã ví Tôi tớ Giavê được công bố là” ánh sáng muôn dân (Is 49, 6); Israel cũng phải là ánh sáng cho dân ngoại (Is 42, 6). Trong Tân ước người ta xác quyết Đức Giêsu là ánh sáng thế gian” (Lc 2, 32; Ga 8, 12; 12, 35). Và theo gương Người, các môn đồ phải trở nên ánh sáng của nhân loại (Ep 5, 8-14).

Khi Đức Giêsu nói: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”, Ngài muốn người môn đệ phải tỏa sáng. Tỏa sáng cái gì? Xin thưa: Tỏa sáng Đức Giêsu, người môn đệ phải tỏa sáng Ngài cho trần gian này, để Ngài có thể đi vào mọi ngách của thế giới. Nơi nào Ngài hiện diện, nơi đó có sự sống thần linh. Đó là bản chất ánh sáng cho trần gian.

Thánh sử Gioan viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.” (Ga 1, 9) Nhưng Đức Giêsu lại thích môn đệ phải là ánh sáng cho trần gian, để ánh sáng của Ngài được chiếu tỏa.

Nhưng như thế nào mới là ánh sáng cho trần gian?

Tiên tri Isaia trong Bài đọc I hôm nay viết: “Này đây Chúa phán: "Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông”.

Isaia viết tiếp: “Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích, thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày”.

Khi người môn đệ biết sống yêu thương, biết rung cảm với nỗi bất hạnh, nỗi đau khổ của người khác, biết chia sẻ, biết bao dung, biết thông cảm, biết sống đúng chuẩn mực, có tư cách... ông sẽ là ánh sáng đích thực cho trần gian, để cho ánh sáng Đức Giêsu dọi tới, và nơi đó sẽ phát sinh sự sống Thần linh.

“Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.”

Đức Giêsu đã dùng đến 02 hình ảnh dễ hiểu, nhưng mang tính quyết liệt để diển tả người môn đệ khi là ánh sáng cho trần gian.

1/. Người môn đệ được ví như thành xây trên núi:

Từ bờ Hồ Ti-bê-ri-a, người ta thấy thành Safed, ở trên cao với cao độ hơn một ngàn mét, thành được xây trên những núi nằm ngang của dãy núi Ga-li-lê. Nó cũng muốn nói đến Thành thánh Giêrusalem được tọa lạc trên núi, mà từ rất xa người ta có thể nhìn thấy. Người ta cũng hay xây dựng thị trấn, thôn làng trên núi vì nó mang tính chiến lược.

Khi dùng hình ảnh này, Đức Giêsu hoàn toàn không nói đến chủ nghĩa đắc thắng, tự cao tự đại và tự mãn, nhưng Ngài muốn nói đến, người môn đệ phải là ánh sáng cho trần gian, và ánh sáng đó phải được tỏa sáng.

Thánh Phaolô trong thư thư hai gửi giáo đoàn Côrintô đã viết: “Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa sáng ngời trên gương mặt Đức Kitô. Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi”. (2 Cr 4, 6-7).

Quả đúng như vậy, người môn đệ phải là ánh sáng tỏa sáng, chú không phải thứ ánh sáng che giấu, để qua ánh sáng của họ Đức Giêsu được tỏa sáng.

2/. Đèn phải để trên đế để soi chiếu cho mọi người trong nhà.

Hình ảnh này cũng một ý nghĩa như hình ảnh trên, nó đời thường hơn, nhưng ngụ ý muốn nói: Ai thắp đèn mà lại để dưới cái thùng, thật là xuẩn ngốc! Người môn đệ phải tỏa sáng nơi môi trường ông sống, mọi người phải thấy được ánh sáng của ông. Nếu họ không thấy được thì ông đang ở một trong hai tình trạng sau đây:

+ Ông không phải “ánh sáng trần gian”, thì lấy gì mà tỏa sáng.
+ Ông là “ánh sáng trần gian”, nhưng ông chỉ muốn mình là ánh sáng cho mình, chứ không cho người khác. Vậy ông có khác gì thắp đèn lên rồi đặt dưới thùng. Thật ngu muội và ích kỷ! Nhưng liệu khi ông sống như vậy, ông còn là “ánh sáng cho trần gian” nữa không? Hỏi tức là trả lời.

“Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”

Đây là câu cuối cùng của Bài Tin mừng hôm nay, một câu kết vô cùng ý nghĩa, nó cho biết, Đấng mà mọi người phải hướng đến, phải tôn vinh, đó là “Cha của anh em”, Đấng ngự trên trên trời.

Đây là lần đầu tiên trong tin mừng Matthêu, Đức Giêsu nói về Chúa Cha, Ngài còn nhấn mạnh, đó là “Cha của anh em”. Một mạc khải thật vĩ đại. Nếu Đức Giêsu không mạc khải thì làm sao người Do Thái và cả chúng ta biết được Thiên Chúa có ba Ngôi. Họ vẫn tin có Thiên Chúa, Thiên Chúa không phải là Người Cha, mà là một Thiên Chúa công minh, thưởng phạt chí công, Đấng đầy uy quyền làm cho con người phải kính sợ, có nghĩa vừa kính vừa sợ. Đấng mà con người phải đứng từ xa mà không dám lại gần. Đó là Thiên Chúa, mà Môsê trên núi đã thấy qua bụi gai rực lửa, ông sợ hãi và không dám lại gần, phải lấy tay che mặt lại.

Nhưng hôm nay, Đức Giêsu khẳng định mạnh mẽ, Ngài là Cha, là Cha của tất cả chúng ta. Thiên Chúa không còn là Đấng làm cho con người run sợ, khiếp vía nữa mà Ngài là Cha hằng yêu thương con cái mình. Như vậy từ nay, mọi người đều có quyền đến với Ngài, không có gì phải sợ vì Ngài là cha chúng ta. Ta cứ đến thẳng với Ngài để nói cho Ngài nghe cuộc sống của ta thế nào, ta đang lo lắng gì trong năm mới Giáp Ngọ này, ta đang thất vọng điều gì. Ngài là Cha, Ngài luôn lắng nghe tất cả những gì con cái Ngài đang nói.

Nhưng vấn đề ta có làm cho Ngài được tỏ lộ ra nơi chúng ta sống không? Đó mới là vấn đề cần nói.

Matthêu muốn khẳng định với độc giả, “người môn đệ phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ”. Đức Giêsu đã dùng đến 02 hình ảnh để nói về điều này, như để nhấn mạnh, ta phải tỏa sáng chứ không được che giấu.

Do ơn gọi, người môn đệ phải thông chia ánh sáng cho người khác. Họ không được thiếu ánh sáng, và càng không được thiếu trách nhiệm vì không tạo được một ảnh hưởng tốt nào trong cộng đoàn. Ánh sáng đây không phải là ánh sáng của các lời nói, cũng chẳng phải là ánh sáng của chân lý lý thuyết, nhưng là ánh sáng của “các việc tốt”, như Đức Giêsu đã đề cập trong các diễn từ của Ngài.

“Để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” Đức Giêsu muốn giải thích, tại sao người môn đệ phải tỏa sáng? Đó là để qua ánh sáng đó, qua các việc tốt đẹp đó mà tôn vinh Chúa Cha.

Tại sao lại để tôn vinh Chúa Cha? Vì người đời làm sao tin và biết được Chúa Cha, trước mắt họ chỉ có người môn đệ. Nếu người môn đệ sống đúng với ơn gọi của mình, người ta sẽ đặt một dấu hỏi lớn, họ sẽ thắc mắc: Động lực nào giúp người đó sống được như vậy. Họ sẽ tìm hiểu, và khi thời gian thuận tiện đến, họ được đón nhận đức tin. Và khi họ đã tin, họ cũng sẽ tôn vinh Chúa Cha.

Như vậy, nếu người môn đệ chỉ tìm kiếm vinh quang cho mình mà không quy hướng về Chúa Cha, làm mọi việc tốt đẹp chỉ để mưu cầu danh thơm tiếng tốt cho mình, thì sự việc sẽ như th


Trở lại      In      Số lần xem: 2953
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  1997
 Hôm qua:  2680
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12335708

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn