Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bài Giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên năm A - Lm Giuse Đinh Tất Quý

Bài Giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên năm A - Lm Giuse Đinh Tất Quý 

Bài Giảng Chúa Nhật XXII Thường Niên năm A - Lm Giuse Đinh Tất Quý 

 

 

"Ai muốn theo Thầy,
phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình mà theo."

(Mt 16,24)

Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đã nói đến sự sống và sự chết, cái được cái mất của người Kitô hữu. Ngài nói rõ :

"Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Tôi thì sẽ được sống." (Mt 16,25).

Đây không phải là một lối chơi chữ, dùng những cách nói đối chọi nhau để làm cho ý tưởng có vẻ thêm hấp dẫn. Nhưng đây là những qui luật sống thật quan trọng và thật khắt khe Chúa Giêsu đưa ra để chỉ đường dẫn lối cho những ai muốn theo Chúa, những qui luật mà chính Ngài đã theo và Ngài muốn tất cả cùng theo. Nhưng qui luật đó là qui luật nào?

1. Trước hết là Qui luật đầu tư.

Bất cứ cuộc sống nào, công trình nào, tinh thần hay vật chất đều đòi hỏi phải có một sự đầu tư tương xứng về  tư tiền của, thời giờ, sức lực hay chất xám. Dầu trong lãnh vực nào, dưới hình thức nào, nếu không đầu tư thì sẽ không có thu lợi.

Trong bất cứ cuộc đầu tư nào, cái mất và cái được, cái bỏ ra và cái thu vào luôn gắn liền nhau. Cái mất luôn đi trước để mở đường cho cái được sẽ đến sau. Có mất trước thì mới được sau. Chúa Giêsu đã chỉ rõ: "Nếu hạt lúa không phân hóa đi thì vẫn chỉ là một hạt lúa, nhưng nếu nó phân hóa đi thì sẽ sinh nhiều bông hạt khác." (Ga 12,24).

Đó là định luật chung cho bất cứ cuộc đầu tư nào. Những cuộc đầu tư càng dài hạn, càng đòi hỏi nhiều vốn thì càng sinh nhiều lợi. Có những công trình phải kéo dài đến cả thế kỷ sau mới bắt đầu có lãi.

2. Thứ đến: chính Chúa Giêsu đã thực hiện một cuộc đầu tư rất lớn

Cuộc đời Chúa Giêsu cũng theo qui luật nói trên.

Khi sinh xuống trần, Ngài đem chính vị thế Thiên Chúa của Ngài ra đầu tư vì phần rỗi của thế giới. Đó là một cuộc đầu tư lạ thường: Thiên Chúa như đã khước từ danh dự Thiên Chúa của mình để chuộc lấy loài người. Chắc là việc cứu chuộc loài người phải là chuyện quan trọng tới mức độ nào thì Thiên Chúa mới đầu tư tới mức độ lớn như thế: đầu tư chính Con Một Ngài.

Thập giá cũng là một cuộc đầu tư khủng khiếp. Thiên Chúa nhận lấy phần xấu nhất là sự chết để đánh đổi lấy sự sống cho loài người. Nếu giá đầu tư cao như vậy thì cái lợi Thiên Chúa muốn mang đến cho loài người tất phải lớn, phải quý giá như thế nào. Vì thế Chúa mới đặt ra câu hỏi: "Nếu được lợi cả trần gian mà mất sự sống đời đời thì dược ích gì?” (Mt 16,26).

3. Bây giờ đến lượt chúng ta: mỗi người phải thực hiện cuộc đầu tư cho chính mình.

Đoạn Tin Mừng này diễn tả cuộc đầu tư ấy bằng những lời "tử bỏ mình""vác thập giá mình".

Đây là cuộc đầu tư cho đời vĩnh cửu, cho phần rỗi đời đời của mình.

Thomas Morus (1478-1453) thủ tướng nước Anh, dưới thời  vua Henry VIII, bị tống ngục vì không chịu chối đạo. Sau đó ông bị kết án tử hình. Vợ ông liền tới thăm và hỏi chồng:

- Tại sao mình không lo cứu sống?

- Này em! Theo em nghĩ thì anh còn sống ở trần gian này được bao lâu nữa? 

- Sức khỏe anh hứa hẹn ít nhất được 20 năm nữa.

- Em đề nghị với anh một hành động hết sức điên dại: để sống thêm 20 năm mà phải hy sinh cả cuộc sống đời đời sao!

Thomas Morus đã hiểu được giá trị đời sống siêu nhiên, thà mất đời này để được đời sau.

Chắc chắn cuộc đầu tư này sẽ không trực tiếp mang lại chén cơm đầy hơn, túi tiền nặng hơn, nhà cửa tiện nghi hơn. Những bài toán kinh tế phải được giải quyết bằng những biện pháp kinh tế. Còn cuộc đầu tư cho cuộc đời vĩnh cửu nằm trên một bình diện khác. Nó không làm cho ta giàu thêm về mặt tiền của, mang lại cho ta thêm nhiều tiện nghi vật chất, nhưng nó nâng phẩm chất con người chúng ta, giá trị cuộc đời chúng ta lên. Nhờ nó mà chúng ta vươn lên tới cuộc đời hoàn thiện hơn, nhận được Thiên Chúa trọn vẹn hơn, đạt tới cuộc sống vĩnh cửu viên mãn hơn.

Có lẽ những ngôn ngữ đó, các giá trị đó còn xa lạ đối với chúng ta nhất là với cuộc sống thực dụng của chúng ta hôm nay. Như vậy chúng ta cần phải làm quen với chúng dần dần. Làm quen bằng nỗ lực gỡ bỏ đi, giải thoát chính mình từng bước. Gỡ bỏ tới đâu thì cảm thấy mình tự do, hiểu sâu và lên cao tới đó.

Một lần, có một người đàn bà người Hindou giàu có đến thăm Mẹ Têrêsa. Bà ta nói với Mẹ:

- Thưa mẹ, con ước ao được chia sẻ với mẹ và cộng tác với mẹ trong các hoạt động từ thiện.

- Tốt lắm! - Mẹ đáp lại một cách vui vẻ.

Rồi bà ta thú thực với mẹ là bà ta có một điểm yếu rất khó bỏ, đó là tính khoe khoang, ưa làm dáng. Bà thích mặc những chiếc áo xari, những bộ đồ Ấn Độ lộng lẫy và đắt tiền. Hôm ấy, bà mặc một bộ áo xari giá trị 65 dollars, trong khi chiếc áo xari của Mẹ Têrêsa đang mặc chỉ trị giá 65 xu, chưa đầy một dollar. Như được ơn trên soi sáng mẹ Têrêsa bỗng nảy ra được tư tưởng hay. Mẹ đề nghị với bà ấy bắt đầu cộng tác với mẹ về những bộ áo xari đó. Mẹ khiêm tốn đền nghị:

- Từ nay trở đi, thay vì mua sắm những bộ áo xari giá 65 hoặc 100 dollars, thì bà chỉ nên mua những bộ rẻ tiền hơn, chừng 45 hoặc 50 dollars thôi. Số tiền còn lại, bà hãy mua những bộ áo xari khác dành cho người nghèo.

Bà ấy vui vẻ hưởng ứng lời đề nghị của mẹ rồi dần dần bà cũng biết dùng những bộ áo xari rẻ tiền hơn. Sau này chính bà đã thú nhận với Mẹ Têrêsa rằng:

- Thưa mẹ, từ ngày con bắt đầu từ bỏ những vẻ hào nhoáng bên ngoài vô ích đó, tâm hồn con cảm thấy được tự do hơn, nhẹ nhàng hơn. Con đã học biết và hiểu rõ hơn thế nào là cho đi, thế nào là chia sẻ. Và trong cách chia sẻ như thế, con phải thú nhận rằng chính con đã được lãnh nhận nhiều hơn thứ con cho đi và chia sẻ với anh chị em nghèo khổ!

Mới đây khi ngỏ lời với các đức Giám mục Á Châu nhân chuyến tông du Đại Hàn ngày 19-8-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến mối hiểm hoạ đang đe dọa đến căn tính vững chắc của Kitô hữu chúng ta hôm nay: Đó là sự nông cạn: khuynh hướng chỉ biết chạy theo những mốt mới nhất, những tiện nghi và những trò tiêu khiển hấp dẫn nhất, thay vì biết tham gia vào những điều thực sự quan trọng (x.Phil 1,9-10).

Rồi ngài nói thêm: Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn.

Lạy Chúa, Chúa đẵ chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.

Xin dạy chúng con biết rằng
chúng con không thể nên hoàn thiện
nếu như không biết từ bỏ chính mình
và những ước muốn ích kỷ.

Ước chi từ nay,
không gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.

Chúa là mặt trời tỏa sáng Tình Yêu Chúa Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn;
xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.

                                    Mẹ Têrêxa Calcutta


Trở lại      In      Số lần xem: 3352
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  29
 Hôm nay:  539
 Hôm qua:  7060
 Tuần trước:  26046
 Tháng trước:  98582
 Tất cả:  12256693

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn