Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Về Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình

Về Năm Phúc Âm Hóa Gia Đình

Về năm Phúc âm hóa Gia đình

 

A .VỀ NĂM PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH

Năm “Phúc Âm hóa đời sống Gia Đình” đã được mở ra cho Giáo hội Việt Nam. Trong thời gian này trước hết chúng ta được mời gọi thánh hóa bản thân qua mối tương quan với gia đình. Nói cách khác, mỗi người với vai trò và trách nhiệm trong gia đình, chúng ta thực hiện việc canh tân, đổi mới con người hiện tại để đón nhận ơn Chúa, nhờ thế, gia đình chúng ta đón nhận sức sống mới để trở nên một “Hội Thánh tại gia” đích thực và để có thể tham gia vào sứ vụ chung của Giáo hội. Những việc đạo đức căn bản để thánh hóa vẫn là nguồn mạch Phụng vụ, trong đó việc học hỏi, suy niệm Lời Chúa, và đón nhận các Bí tích là những phương thế hữu hiệu và có giá trị thiêng liêng mạnh mẽ nhất. Chúng ta vẫn thực hành những việc đạo đức này, tuy nhiên năm nay chúng ta hướng về linh đạo gia đình. Song song với những việc đạo đức truyền thống là việc cử hành mục vụ ngoài Phụng vụ. Những việc cử hành này sẽ đem lại hiệu quả đáng kể khi được thực hiện với những sáng kiến mới mẻ, có ý nghĩa, và phù hợp với hoàn cảnh sinh sống của những cộng đoàn tín hữu khác nhau. Thực tế, đã có nhiều buổi cử hành đem lại những dấu ấn tốt đẹp nơi người tham dự, tạo những hiệu quả thiêng liêng sâu sắc, và khơi dậy những biến chuyển nội tâm thật kì diệu. Những cuộc cử hành như thế thật đáng khuyến khích. Tuy nhiên, ngoài việc thánh hóa bản thân và cử hành mục vụ, một việc quan trọng khác không thể thiếu, đó là việc học hỏi và tìm hiểu Giáo lí và Giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và gia đình. Việc học hỏi này làm nên một trụ cột bộ ba cho công trình của năm Phúc âm hóa gia đình, gồm Thánh hóa, Cử hành, và Học hỏi. Những giáo huấn của Giáo hội rất nhiều và phong phú về chủ đề và từng nội dung khác nhau. Những giáo huấn này rọi sáng đức tin và giúp củng cố những xác tín của chúng ta về ơn gọi và sứ vụ của hôn nhân và gia đình. Như thế nó làm nên “hơi thở” đích thực cho việc sống Năm Phúc âm hóa Gia đình mà Giáo hội Việt Nam đã đề ra cho năm 2013-2014. Chúng ta lại nhớ đến câu nói của người xưa, “Cogitationes inducit ad actum” (Tư tưởng hướng dẫn hành động), đã được coi là đúng. Vì thế, nếu không chú tâm đến việc học hỏi thích hợp thì những việc cử hành sẽ không thể đem lại hiệu quả thiêng liêng như mong muốn.

Cử hành năm Phúc âm hóa gia đình lần này, chúng ta được nâng đỡ và khích lệ rất nhiều bởi vì Giáo hội toàn cầu đang thao thức quan tâm đến gia đình. Vào ngày 5-19 tháng 10 năm 2014, Đức Giáo hoàng sẽ triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường về gia đình với chủ đề: “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc âm hóa”. Tòa Thánh đã gửi đến các Hội đồng Giám mục trên toàn thế giới một bản gồm 39 câu hỏi để xin góp ý cho Thượng Hội Đồng về những vấn đề quan trọng của hôn nhân và gia đình. Tại sao lại “ngoại thường” nếu không phải Giáo hội đang phải đối diện với những vấn đề cấp bách và đặc biệt quan trọng? Từ khi tổ chức Thượng Hội Đồng Giám mục xuất hiện năm 1965, chỉ mới có hai lần triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục bất thường. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cứ nhìn vào hiện trạng các gia đình Việt Nam hiện nay, sẽ thấy xuất hiện rất nhiều vấn đề đồng thời nhận ra nhiều thách đố cho các gia đình của chúng ta.

Thêm vào bối cảnh Giáo hội toàn cầu suy tư về gia đình, một cuốn sách mới xuất hiện vào tháng 4 năm 2013 như thể càng làm nóng lên vấn đề vốn đã được rất nhiều người quan tâm. Đó là cuốn sáchHow the West Really Lost God. Tác giả, bà Mary Eberstadt đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, đời sống đạo ở phương Tây suy giảm chính bởi cơ cấu gia đình truyền thống đã bị phá vỡ. Lí thuyết này đã được nhiều học giả đón nhận một cách khá tâm đắc. Trước đó, người ta cho rằng những vấn đề như đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, di họa chiến tranh…tác động đến đời sống đạo của phương Tây. Nhưng với những gì bà Mary Eberstadt trình bày, ngày nay người ta tin rằng lí do chủ đạo của sự suy thoái đời sống đạo ở phương Tây, chính là gia đình.

Như vậy, những suy tư và cử hành năm Gia đình của Giáo hội Việt Nam cũng có thể trở thành những đề nghị gửi về Tòa Thánh để đóng góp cho Thượng Hội Đồng Giám mục về mục vụ gia đình. Thật vậy, khi triệu tập Thượng Hội Đồng ngoại thường lần này, Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn thu thập những ý kiến khác nhau của các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới về một số vấn đề hôn nhân và gia đình vốn gây rất nhiều tranh luận trong Giáo hội, trước khi ngài đưa ra những giáo huấn chính thức về những vấn đề này.

Lm. Giuse Ngô Quang Trung

 Dưới đây là bản liệt kê một số giáo huấn về hôn nhân và gia đình, giúp chúng ta rộng rãi tham khảo, học hỏi và hướng dẫn cộng đoàn:

 

B. NHỮNG TÀI LIỆU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Giáo Lí Hội Thánh Công Giáo:

§  Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam có nữ, Các số369-373 2331-2336

§  Bí tích Hôn phối, Các số 1601-1666

§  Bản chất của Gia đình; Gia đình và Xã hội, Các số 2201-2213

§  Đức Khiết tịnh và sự Đồng tính luyến ái, Các số 2357-2359

§  Tình yêu của đôi vợ chồng, Các số 2360-2379

 

Công đồng Vatican II

§  Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes 7, tháng 12, năm 1965Các số,47-52

 

Giáo Luật, 25, tháng 1, năm 1983

      Các điều khoản số 1055-1165

Đức Giáo hoàng Phanxicô

§  Thông điệp Lumen Fidei.( 29, tháng 6, năm 2013), Các số 52-53, "Đức tin và Gia đình"

§  Một số các bài giảng khác, trong Vatican.va

Đức Giáo hoàng Benêđictô XVI

§  Tông huấn Verbum Domini (30, tháng 9, năm 2010): số 85, "Lời Chúa, hôn nhân, và gia đình"

§  Thông điệp Caritas in Veritate (29, tháng 6, năm 2009): số 1544, và 51(Cần phải có một môi trường cho gia đình).

§  Tông huấn Sacramentum Caritatis.(22, tháng 2, năm 2007): Các số 27-29, "Thánh Thể và Bí tích Hôn phối"

§  Một số bài giảng khác về hôn nhân và gia đình, trong Marriage: Unique for a Reason

 

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II

§  Thư gửi giới phụ nữ(29, tháng 6, năm 1995): Cách riêng các số 7-8

§  Thư gửi các gia đình(2, tháng 2, năm 1994): Cách riêng các số 6-17, "Nền Văn minh Tình yêu"

§  Tông thư Mulieris dignitatem((Về ơn gọi và phẩm giá của người phụ nữ) (15, tháng 8, năm  1988): Các số 6-8, "Giống hình ảnh Thiên Chúa"

§  Tông huấn Familiaris consortio.(Về Gia đình trong Thế giới Ngày nay) (22, tháng 11, năm 1981): Cách riêng các số 345-46, và 81

§  Các bài giảng vào những ngày Thứ tư hằng tuần từ năm 1979-1984, được thu thập lại dưới tựa đề “Thần học Thân xác”. Bản tiếng Anh do Michael Waldstein thu thập và chú giải:  Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body, (Pauline Books, 2006)

 

Bộ Giáo Lí Đức Tin

§  Huấn thị Dignitas Personae.(Về một số vấn đề sinh học) (8, tháng 9, năm 2008): Các số 6-1012

§  Thư chung về sự cộng tác giữa người nam và người nữ trong Giáo hội và trên thế giới. . . (31, tháng 5, năm 2004)

§  Những cứu xét liên quan đến những đề nghị về việc nhìn nhận pháp lí việc kết hợp giữa hai người đồng tính.(31, tháng 7, năm 2003)

§  Một số cứu xét liên quan đến việc đáp lại những đề xuất pháp lí về việc không kì thị đối với những người đồng tính.(23, tháng 7, năm 1992)

§  Huấn thị Donum Vitae.(Về việc tôn trọng sự sống con người từ lúc khởi đầu và phẩm giá của việc sinh sản) (22, tháng 2, năm 1987): Xem mục II, A, 1

§  Tuyên ngôn Persona Humana.(Về một số vấn đề liên quan đến luân lí tính dục) (29, tháng 12, năm 1975)

§  Thư chung về việc chăm sóc mục vụ đối với những người đồng tính (Letter on the Pastoral Care of Homosexual Persons).(1, tháng 10, năm 1986)

Hội Đồng Tòa Thánh về Gia đình

§   Gia đình, Hôn nhân và việc kết hợp xác thực (Family, Marriage and De Facto Unions). . . (26, tháng 7, năm 2000)

§  Declaration regarding the Resolution of the European Parliament dated March 16, 2000, making de facto unions, including same sex unions, equal to the family. (March 17, 2000)

Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo (Hội đồng Tòa Thánh Công Lí và Hòa Bình, 2004)

§  Phẩm giá Bình Đẳng của mọi người, Các số 144-148. . .

§  Hôn nhân và Gia đình, Các số 209-254. . . 

§  Gia đình quan trọng đối với con người, số 212

§  Gia đình quan trọng đối với xã hội, các số 213-214

§  Hôn nhân là nền tảng của gia đình, các số 215-218

§  Giới tính, sự khác biệt, và sự bổ sung, số 224

§  Sự kết hợp giữa những người đồng tính, các số 228-229


Trở lại      In      Số lần xem: 3593
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  25
 Hôm nay:  6496
 Hôm qua:  4804
 Tuần trước:  26046
 Tháng trước:  98582
 Tất cả:  12255590

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn