Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Trẻ Em Như Búp Trên Cành - Bác Sĩ Từ Thanh

Trẻ Em Như Búp Trên Cành - Bác Sĩ Từ Thanh 

TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH (Bài chia sẻ của Bác Sĩ Từ Thanh- BV Trưng Vương)

 

Qua nay, sự việc 1 bé gái lớp 6 tử vong sau khi bị cô giáo phạt đánh roi vào mông tại lớp đang làm xôn xao dư luận. Ko phải là người trong cuộc, ko chứng kiến trực tiếp nên cũng khó nói. Nhưng qua những gì đọc được trên báo chí, mình có vài ý kiến như sau:

 

1. Cô bé chắc đã có 1 bệnh nền trước đó, có thể là 1 bệnh tim bẩm sinh, có gây những cơn rối loạn nhịp tim. Gia đình nói bé có bệnh động kinh từ nhỏ, đã có những lần xỉu trước đây, nhưng không biết là đã đưa bé tới khám và tầm soát ở các bệnh viện lớn chưa. Mình nghĩ bé chưa chắc là động kinh, hoặc có động kinh nhưng kèm theo 1 bệnh tim gì đó. Các bậc cha mẹ nên lưu ý điều này. Mình biết có nhiều cha mẹ khi thấy con hay xỉu thì thường nghĩ con nhút nhát, thần kinh yếu, rồi ko đưa con đi khám tầm soát bệnh sớm. Cũng có khi do gia đình nghèo, cha mẹ tần tảo suốt, ko có thời gian lo cho con cái.

 

2. Cha mẹ phải thông báo cho trường, cho giáo viên chủ nhiệm biết về tình trạng bệnh tật của con mình. Các trường hợp này phải được miễn giảm các môn thể dục nặng, các trò chơi nặng, các hình phạt...Bé cũng phải được cha mẹ dạy là phải thông báo tình trạng của mình cho thầy cô biết. Trong trường hợp bé Hải này, nếu trước khi bị đánh mà bé nói được cô ơi con có bệnh, hay xỉu lắm thì có thể đã làm cô giáo chùng tay.

 

3. Bị đánh vài roi vào mông thì ko thể gây tử vong. Nhưng nó có thể làm bé quá sợ, hay quá đau, là yếu tố kích thích, thúc đẩy cho cái bệnh tim của bé bộc phát, trở nặng. Có lẽ vậy nên bé mới đi nhanh như thế. Bệnh động kinh ko gây chết nhanh như vậy. Cô giáo ko phải trực tiếp gây ra cái chết cho bé, nhưng hành động của cô đã vô tình gián tiếp gây ra cái chết cho bé. Nếu hôm đó bé ko bị cô đánh, có lẽ bé vẫn còn sống. Cô giáo có thể sẽ bị ám ảnh suốt đời vì chuyện này.

 

4. Bé đã hoảng sợ trước khi bị đánh. Trong lúc bị đánh bé sợ tè ra quần, té xuống bàn, ngất xỉu...Vậy mà cô giáo còn tưởng bé giả đò, ko chịu đưa đi cấp cứu ngay. Chứng tỏ cô giáo ko nắm rõ tâm lý của trẻ em, ko nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng của trẻ. Việc đưa bé đi lòng vòng xuống phòng y tế trường, rồi đưa ra 1 phòng khám đa khoa, rồi đưa tới bệnh viện Tân Phú đã làm chậm mất thời gian vàng để cứu bé. Cho dù phòng khám hay bệnh viện có làm tim bé đập lại thì bé cũng bị chết não, sống đời sống thực vật suốt đời. Hành động khôn ngoan nhất theo mình là cô giáo cùng nhân viên y tế trường phải tiến hành ép tim, hà hơi thổi ngạt cho bé ngay tại trường và gọi điện thoại số 115 để kêu Cấp cứu 115 tới. Trung tâm Cấp cứu 115 đặt ở khuôn viên bệnh viện Trưng Vương, nằm ở ngã 4 Lý Thường Kiệt-Tô Hiến Thành có lẽ chỉ mất 15 phút từ lúc gọi để tới được trường Phan Bội Châu thuộc quận Tân Phú. Trên xe có bác sĩ, y tá đã được huấn luyện thuần thục để cấp cứu các trường hợp này; có đầy đủ thuốc men, máy sốc tim, máy thở, chắc chắn sẽ làm tốt hơn ở phòng khám đa khoa. Thực tế, đội cấp cứu 115 đã cứu sống nhiều trường hợp ngưng tim tại nhà.

 

5. Các cha mẹ, người giữ trẻ, thầy cô giáo, tài xế xe khách, tiếp viên hàng không, cảnh sát, bảo vệ, nhân viên ở các khu du lịch, giải trí...nên được huấn luyện để nhận biết các dấu hiệu bệnh nặng, biết được các sơ cấp cứu ban đầu, biết được cách ép tim, hô hấp nhân tạo các trường hợp bất tỉnh, ngưng thở, mất mạch...Ở nước ngoài, người dân được dạy các kiến thức này. Thậm chí họ còn biết cách sử dụng các máy sốc tim được đặt ở các nơi công cộng như nhà ga, sân bay...Ở TP HCM, đã có nhiều xí nghiệp, công ty taxi...mời các bệnh viện, Trung tâm cấp cứu 115 về huấn luyện chuyện này cho các nhân viên của mình. Bệnh viện Trưng Vương đã tổ chức nhiều lớp huấn luyện thế này tại các công ty, xí nghiệp...Thiết nghĩ các trường học nên sớm làm việc này cho các thầy cô giáo. Còn các bậc cha mẹ thì trước mắt là tự học qua sách báo, học trên mạng, Youtube...

 

6. Cá nhân mình ko đồng ý chuyện thầy cô đánh học sinh, cha mẹ đánh con cái. Việc bắt học sinh nằm xấp để đánh công khai ngay tại lớp lại càng ko nên làm. Những chuyện này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, có thể làm trẻ bị ám ảnh lâu dài. Trẻ bị đánh hay chứng kiến sẽ có khuynh hướng dùng bạo lực sau này, có thể có tâm lý thù ghét cha mẹ, thầy cô và còn nhiều lệch lạc tâm lý khác nữa. Kinh nghiệm bản thân đã cho mình biết thế.

 

7. Mình khâm phục gia đình của bé. Họ rất hiểu biết và có tấm lòng khoan dung, cao thượng. Họ đã ko làm lớn chuyện. Khi cô giáo tới thắp nhang cho bé, có vài người đã chửi bới cô, nhưng ông nội bé đã ra khoác áo cho cô, an ủi cô, kêu cô về. Không như nhiều gia đình trong các câu chuyện mà báo chí đã đăng gần đây.

 

Tóm lại, bé Hải lẽ ra vẫn còn sống nếu người lớn chúng ta biết và hành động đúng. Đừng để mọi chuyện xảy ra rồi hối hận, rồi chỉ biết khóc than trước quan tài.

 

10/1/2015

Hình: Ảnh của bé Hải trước quan tài của bé.

 

 

P/S: Mới đọc được tin 1 em học sinh nam lớp 4 10 tuổi bị chết đuối ở công viên nước Đầm Sen trong 1 chuyến dã ngoại của trường Phước Thạnh, quận 9. Thêm 1 chuyện đau lòng.


Trở lại      In      Số lần xem: 5203
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  17
 Hôm nay:  1255
 Hôm qua:  2993
 Tuần trước:  21626
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12312837

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn