Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1707 - 1752

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1707 - 1752 

Quyển VII. Tố Tụng điều 1707 - 1752

 

 

CHƯƠNG 4: TỐ TỤNG SUY ĐOÁN NGƯỜI PHỐI NGẪU ĐÃ CHẾT

 

Điều 1707

#1. Mỗi khi cái chết  của một người phối ngẫu không thể được chứng minh bằng một tài liệu chính thức của nhà chức trách Giáo Hội hay của chính quyền, thì người phối ngẫu kia không được quyền tháo bỏ dây hôn nhân, trừ khi Giám Mục giáo phận đã tuyên bố là người phối ngẫu đó được suy đoán là đã chết.

#2. Nhưng đã nói ở #1, Giám Mục giáo phận  chỉ có thể tuyên bố làngài có được sự xác tín luân lý  về cái chết của người phối ngẫu, sau khi đã nghiên cứu cẩn thận, dựa vào lời khai của các  nhân chứng, dựa vào dư luận hoặc dựa vào những dấu chỉ khá. Chỉ nguyên sự vắng mặt của người phối ngẫu mà thôi, tuy đã lâu ngày, thì không đủ.

#3.Trong những trường hợp không chắc chắn và phức tạp,Giám Mục phải xin ý kiến Tông Tòa.

ĐỀ MỤC 2: CÁC VỤ ÁN TUYÊN BỐ VIỆC TRUYỀN CHỨC THÁNH BẤT THÀNH

Điều 1708

Chính giáo sĩ, hoặcĐấng Bản Quyền mà giáo sĩ lệ thuộc, hoặc Đấng Bản Quyền của giáo phận nơi giáo sĩ đã được truyền chức, có quyền không thừa nhận việc truyền chức thánh không thành sự.

Điều 1709

#1. Đơn phải được gửi tới Bộ có thẩm quyền, Bộ này sẽ quyết định vụ án phải do chính Bộ của Giáo Triều Rôma  xét xử hay hay do một tòa án được Bộ chỉ định.

#2.Một khi đã gửi đơn, giáo sĩ bị cấm thi hành chức thánh do chính luật.

Điều 1710

Nếu Bộ đã trao vụ án lại cho một tòa án, thì tòa án phải giữ các điều liên qaun đến việc xét xử nói chung và về việc xử án hộ sự thông thường, trừ khi bản chất của sự việc không cho phép, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của đề mục này.

Điều 1711

Trong những vụ án này, bảo hệ viên được hưởng những quyền lợi và phải giữ những nghĩa vụ như bảo hệ viên hôn nhân.

Điều 1712

Sau khi bản án thứ hai đã xác định việc truyền chức thánh bất thành, giáo sĩ mất hết mọi quyền lợi  dành riêng cho  bậc giáo sĩ và không bị ca1cnghia4 vụ ràng buộc.

ĐỀ MỤC 3: NHỮNG CÁCH THỨC TRÁNH KIỆN TỤNG

Điều 1713

Để tránh tố tụng hộ sự, nên điều đình hay hòa giải với nhau, hoặc có thể ủy thác cho một hay nhiếu trọng tài xét xử cuộc tranh chấp.

Điều 1714

Về việc điều đình, thỏa hiệp và xét xử qua trọng tài, thì phải giữ những nguyên tắc do các bên lựa chọn, hay nếu các bên không lựa chọn quy tắc nào,thì luật do Hội Đồng Giám Mụcban nếu có,, hay phải giữ luật  dân sự hiện hành  tại đã ký giao ước .

Điều 1715

#1. Không thể thực hiện cách hữu  hiệu  việc điều đình hoặc việc thoả hiệp  trong những vấn đề liên quan đến công ích và trong những vấn đề mà các bên không thể tự do định đoạt định được.

#2. khi vấn đề lir6n quan đến những tài sản vật chất  của Giáo Hội, phải giử những thể thức do luậtđã ấn định về việc chuyển nhượng tài sản của Giáo Hội, mỗi khi sự việc đòi như vậy.

Điều 1716

#1. Nếu luật dân sự buôc phán quyết của tọng tài  phải được một thẩm phán phê chuẩnmới có hiệu lực, thì phán quyết của trọng tài về một vụ tranh chấp trong Giáo Hội, để có hiệu lực bên toa øở toà giáo luật,cần phải có sự phê chuẩn của thẩm phán Giáo Hội tại nơi bản án đã được ban hành.

#2. TUy nhiên, nếu luật dân sự chấp nhận đơng kháng nghị chống lại phán quyết của trọng tài trước một thẩm phán dân sự, thì chính đơn kháng nghị này cũng có thể  được đệ nạp ở toà án giáo luật trước một thẩm phán Giáo Hội có thẩm quyền xét xử cuộc tranh chấp ở cấp một.

PHẦN IV:  TỐ TỤNG HÌNH SỰ

 CHƯƠNG I:  ĐIỀU TRA SƠ KHỞI

Điều 1717

#1. Mỗi khi Đấng Bản Quyền biết một tội phạm đã xảy ra, ít nhất sự nhận biết  này dường như là đúng,, ngài phải đích thân hoặc  nhờ người nào khác có khả năng cẩn thận điều tra  về những sự kiện, những hoàn cảnh và việc quy trách nhiệm, trừ khi việc điều tra đó được xem là hoàn toàn thừa thải.

#2. Phải liệu sao đừng để việc điều tra này làm hại thanh danh  của bất cứ người nào.

#3. Điều tra viên có những quyền lợi và những nghĩa vụ như một dự thẩm  trong vụ tố tụng  tư pháp được xúc tiến, thì điều tra viên sẽ không được  làm thẩm phán.

Điều 1718

#1. Khi các yếu tố thu thập  được xem ra đảđủ, Đấng Bản Quyền phải quyết định:

10 việc tố tụng có thể được tiến hành  để tuyên kết hoặc để tuyên bố một hình phạt hay không;

20 cónên chiếu theo điều 1341 để tiến hành việc tố tụng hay không ;

30 có cần nại đến một cuộc tố tụng tư pháp hay không, hoặc nếu luật không cấm, có cần phải tiến hành bằng sắc lệnh ngoài toà hay không.

#2. Đấng Bản Quyền phải thu hồi hay phải sử đổi  sắc lệnh được nói đến ở #1, mỗi khi các  yếu tố mới thúc đẩy ngài phải quyết định cách khác.

#3. Khi ban hành những  sắc lệnh được ói đến ở ##1 và 2, Đấng Bản Quyền phải tham khảo hai thẩm phán hay những chuyên viên luật, tùy sự xét đoán  khôn ngoan củamình.

#4. Trước khi quyết định chiếu theo  quy tắc của #1, Đấng Bản Quyền phải xét xem có nên tự mình hoặc nhờ điều tra viên, với sự thoả thuận của các bên, giải quyết vấn đề thiệt hại cách hợp tình hợp lý hay không, để tránh được  những việc xét xử vô ích.

Điều 1719

Những án từ điều tra và những sắc lệnh  của Đấng Bản Quyền để khởi sự hoặc kết thúccuộc điều tra, cũng như tất cả những tài liệu cótrước cuộcđiều tra, phải được lư trữ trong văn khố mật của toà giám mục nếu không cần thiết cho việc tố tụng hình sự.

CHƯƠNG 2: DIỄN TIẾN TỐTỤNG

Điều 1720

Nếu Đấng Bản Quyền nhận thấy phải tiến hành bằng một sắc lệnh ngoài toà;

10 ngài phải thông báo cho bị cáo biết cáo trang với những chứng cớ, và cho họquyền tự biện hộ, trừ khi bị cáo được triệu tập cách hợp pháp nhưng đã lơ là không ra trình diện;

20 ngài  phải cẩn thận cân hắcmọi chứng có và mọi luận cứ với hai hội thẩm;

30 phải phải ra một sắc lệnh, chiếu theo quy tắc của các điều  1342-1350, để trình bày ít là  cách vắn tắt những lý do về pháplý và về sự kiện, nếu nhận thấy rõ là tội phạm đã xảy ra và nếu tố quyền hình sự chưa bị tiêu hủy.

Điều 1721

#1.Nếu Đấng Bản Quyền quyết  định tiến hành một vụ tố tụng hình sự tong toà, ngài phải chuyển những án từ điều tra với công tốviên, để vị này nộp đơn khởi tố lên thẩm phán, chiếu theo quy tắc của những điều 1502 và 1504.

#2Ở toà thượng cấp, công tố viên nào đã được thiết lập cho toà đó, thì phải giữ vai trò nguyên cáo.

Điều 1722

Để phòng ngừa gương xấu, để bảo vệ tự do cho các nhân chứng và để bảo đảm sự lưu hành của côn glý, thì sau khi hội ý với công tố viên và bị cáo, Đấng Bản Quyền có thể trong bất cứ giai đoạn nào của vụ án, cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, hay một chức vụ và nhiệm vụ nào trong Giáo Hội, buộc hoặc cấm bị cáo không được cư ngụ ở một noi hay một địa hạt nào, và cũng có thể cấm nười đó không được tham dự công khai Thánh Thể; tất cả các biện pháp này phải được thu hồi khi không còng lý do và đương nhir6n chấm dứt khi việc tố tụnghình sự kết thúc.

Điều 1723

#1. Khi triệu tậu các bị cáo ra toà, thẩm phán ph3i mời bị cáo tự chọn cho mình một luật sư chiếu theo uy tắc của điều 1481#1,trong thời hạn do chính thẩm phán ấn định.

#2. Nếu bị  cáo không chọn luật sư, thì chính thẩm phán sẽ bổ nhiệm một luật sư trước khi đối tụng, luật sư này phải giữ nhiệm vụ bao lâu bị cáo  không chọn luật sư cho mình.

Điều 1724

#1. Ở bất cứ cấp bậc nào của vụ án, công tố viên có thể bãi nại do mệnh hoặc với sự đồng ý của Đấng Bản Quyền đã quyết định bắt đầu bắt đầu vụ án.

#2. Để có hiệu lực, việc bãi nại này phảiđược bị cáo chấp nhận, trừ khi toà tuyên bố là chính bị cáo đã vắng mặt.

Điều 1725

Trong khi tranh luận vụ án, hoặc trên giấy tờ hoặc bằng khẩu biện, chính bị cao, hoặc luật sư của bị cáo, hoặc ngừơi đại diện của bị cáo, luôn  luôn có  quyền viết hay nói sau cùng.

Điều 1726

Ở bất cứ cấp bậc và giai đoạn nàocủa vụ tố tụng hình sự, nếu thấy rõ bị cáo đã không được thực hiện tội phạm, thẩm phán phải tuyên bố điều đó bằng một bảng án và tha bổng bị cáo, ngay cả khi tố quyền hình sự đã bị tiêu hủycùng một lúc.

Điều 1727

#1. Bị cáo có thể kháng cáo, ngay cả khi bản án chỉ tha cho bị cáo, vì hình phạt có tính tùy ý hay vì thẩm phán đã dùng quyền được nói đến ở các điều 1344 và 1345.

#2. Công tố viên có thể kháng cáo mỗi khi xét thấy việc sửa lại gương xấu hay việc lập lại công lý đã không được quy định đầu đủ.

Điều 1728

#1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều trong chương này, trừ khi bản chất của sự việc không cho làm như thế, những điều liên đến việc xử án nói chung  và việc xử án hộ sự thông thường phải được áp dụng trong tố tụng hình sự và vẫn giữ những quy tắc riêng biệy của những vụ án liên quan đến công ích.

#2. Bị cáo không bị buộc phải thú nhận  tội phạm và cũng  không bị buộc phải tuyên thệ.

CHƯƠNG 3: TỐ QUYỀN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 1729

#1. Đương sự nào bị thiệt hại cố thể sử dụng tố quyền hộ sự để đòi bồi thường những thiệt hại mà mình phải chịu do tội phạm gây ra trong chính việc xét xử hình sự, chiếu theo quy tắc của điều 1596.

#2. Sự can thiệp của đương sự  bị thiệt hại, được nói đến ở #1, không được chấp nhận nữa, nếu đã không được thực hiện tại toà án hình sự cấp một.

#3. Việc kháng cáo trong một vụ án về việc bồi thường thiệt hại, chiếu theo quy tắc của các điều 1628-1640 phải được thực hiện, ngay cả khi việc kháng án này không thể được thực hiện ở toà án hình sự, nhưng nếu các bên khác nhau đệ trình cả hai kháng án, thì cũng chỉ thực hiện một cuộc xét xử kháng cáo mà thôi, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1730.

Điều 1730

#1. Để tránh việc trì hoãn quá lâu trong vụ án hình sự, thẩm phán có thể hoãn vụ án liên quan đến những thiệt hại, cho đến khi tuyên bố bản án chung quyết của ụ án hình sự.

#2. Thẩm phán nào đã làm như trên, thì sau khi đã ra bản án của vụ án hình sự, phải xét xữ những thiệt hại, ngay cả khi vụ án hình sự chưa dứt điểm thì đã có kháng cáo được tha bổng vì một lý do là phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại.

Điều 1731

Bản án được ban hành trong vụ án hình sự, ngay cả khi  đã trở hành vấn đề quyết tụng, không tạo ra quyền lợi nào cho đương sự bị thiệt hại, trừ khi đương sự này đã can thiệp, chiếu theo quy tắc của điều 1729.

PHẦN V: THỦ TỤC THƯỢNG CẦU CÓ TÍNH CÁCH HÀNH CHÍNHVÀ THỦ TỤC GIẢI NHIỆM HAY THUYÊN CHUYỂN CÁC CHA SỞ

THIÊN 1: THƯỢNG CẦU CHỐNG LẠI NHỮNG SẮC LỆNH HÀNH CHÍNH

Điều 1732

Phải áp dụng những quy định của các điều liên quan đến các sắc lệnh trong thiên này cho tất cả mọi hành vi chính riêng biệt được ban hành ở toà ngoài mà không cần xét xử, trừ những sắc lệnh do chính Đức Giáo Hoàng Rôma hay do chính Công Đồng chung ban hành.

Điều 1733

#1. Mỗi khi có người cho rằng một sắc lệnh gây thiệt hại cho họ, thì điều ming muốn nhất là đừng để xảy ra tranh chấp giữa người đó và người ban hành sắc lệnh và phải tìm một giải pháp hợp tình hợp lý giữa họ bằng một sự thoả tuận chung với nhau, cũng như bằng sự trung gian hoà giải và bằng những nổ lực của những người khôn ngoan, nếu cần, để tránh hay giải quyết cuộc tranh chấp bằng một phương thế thích hợp.

#2.Hội Đồng Giám Mục có thể quyết định thành lập cách  ổn định một văn phòng hay một ban cố vấn trong mỗi giáo phận, các tổ chức này có nhiệm vụ  phải tìm kiếm phải đề nghị những giải pháp hợp tình hợp lý, theo những quy tắc do chính Hội Đồng Giám Mục không truyền làm việc đó, thì Giám Mục giáo phận có thể thành lập một văn phòng hay một ban cố vấn theo kiểu này.

#3.Văn phòng hay ban cố vấn được nói đến ở #2 phải hoạt động, nhất là khi có đơn yêu cầu thu hồi một sắc lệnh, chiếu theo quy tắc của điều 1734, và khi thời hạn để thượng cầu chưa chấm dứt; còn nếu đã nộp đơn thượng cầu chống lại sắc lệnh, thì chính thượng cấp xét việc thượng cầu phải khuyên người thượng cầu và người ban hành sắc lệnh nên tìm kiếm những giải pháp nói trên, mỗi khi thấy có hy vọng đạt kết quả tốt.

 

Điều 1734

#1.  Trước khi thượng cầu, đương sự phải viết đơn yêu cầu người ban hành sắc lệnh phải huỷ bỏ hoặc phải sửa chửa sắc lệnh; việc nộp đơn này cũng hàm chứa lời yêu cầu phải đình hoãn việc thi hành sắc lệnh.

#2.  Phải nộp đơn yêu cầu này trong thời hạn cưỡng định là mười ngày hữu dụng, kể từ khi sắc lệnh được thông báo cách hợp pháp.

#3.  Những quy tắc của ##1 và 2 không có hiệu lực:

1*  đối với đơn thượng cầu lên Giám mục để chống lại những sắc lệnh do những người hữu trách thuộc quyền ngài ban hành;

2*  đối với đơn thượng cầu chống lại một sắc lệnh đã quyết định phải áp dụng việc thượng cầu hệ trật, trừ khi Giám mục đã ban hành quyết định đó;

3*  đối với những đơn thượng cầu được đệ trình chiếu theo quy tắc của những điều 57 và 1735.

 

Điều 1735

Trong vòng ba mươi ngày kể từ khi người ban hành sắc lệnh nhận được đơn yêu cầu được nói đến ở điều  1734, nếu người này ban hành một sắclệnh  mới, hoặc để  sửa chữa sắc lệnh trước, hoặcđể quyết định bác đơn yêu cầu thì thời hạn để thượng cầu được tính từ lúc th6ong báo sắc lệnh mới ; còn nếu trong vòng ba mươi ngày đó, người ban hành sắc lệnh không quyết định gì, thì thời hạn bắt đầu từ ngày thứ ba mươi.

Điều 1736

#1. trong những vấn mà việc thượng cầu hệ trật đình hoãn việc thi hành s81c lệnh, vì đơn yêu cầu được nói đến ở điều 1734 cũng phát sinh hiệu lục tương tự.

#2.Trong ác trường hợp khác, nếu người ban hành sắc lệnh không quyết định đình hoãn việc thi hànhtrong vòng bốn mươi ngày, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu được nói đến ở điều 1734,thì việc đình hoãn tạm thời có thể được yêu cầu noi thượng cấp hệ trật của người ban hành sắc lệnh, vị này chỉ có thể quyết định đình hoãn việc thi hành những lý do nghiêm trọng mà thôi mà luôn luôn phải liệu sao đừng để gây htiệt hại gì cho phần rỗi các linh hồn.

#3. Sau khi đình hoãn việc thi hành sắc lệnh,, chiếu theo quy tắc #2 nếu sau đó đơn thượng cầu được thượng cầu được đệ trình, thì người nào xét xử thượng cầu ấy, chiếu theo quy tắc của điều  1737 #3, phải quyết định xemcó phải xác nhận hoặc có phải thu hồi lệnh đình hoãn hay không.

#4. Nếu có đơn thựơng cầu nào được đệ trình chống lại sắc lệnh trong thời hạn đã được ấn định, thì việc đình hoãn thihành với hiệu lực tạm thời, chiếu theo quy tắc của #1 hay #2, sẽ đương nhiên chấm dứt.

Điều 1737

#1. Người nào cảm thấy mình bị thiệt hại do một sắc lệnh, thì có thượng cầu lên thượng cấp hệ trật của người  ban hành sắc lệnh, và bất cứ lý dochính đáng nào; đơng thượng cầu có thể đệ trìnhcho chính ngườiban hành sắc lệnh,và người này phải chuyển ngay đơn đó lên thượng cấp hệ trậtcó thẩm quyền.

#2. Đơn thượng cầu phải được thượng trìnhtrong thời hạn cưỡng định là mười lăm ngày hữu dụng; tong những trường  hợp được nói đến ở điều 1734#3, thì thời hạn này bắt đầu từ lúc thông báo sắc lệnh, nhưng trong các trường hợp khác thì chiếu theo quy tắc của điều 1735.

#3. Ngay cả trong những trường hợp mà  đơn thượng cầu không  đương nhiên đình hoãn việc thi hànhcắc lệnh, và ngay cả khi việc đình hoãn chiếu theo quy tắc của điều 1736 #2đã không được quyết định, thì thượng cấp có thểra lệnh đình hoãn viêc thi hành vì một lý do nghiêm trọng, nhưng phải liệu sao đừng để gây thiệt hại gì phần rỗi các linh hồn.

Điều 1738

Người thượng cầu  luôn có quyền nhờ nhờ một luật sư hay một người đại dịên, nhưng cần tránh những trì hoãn vô ích; hơn nữa, thượng cấp phải đặt một người biện hộ chiếu theo chức vụ, nếu thấy việc đó là cần thiết, và nếu người thượng cầu  không có người biện hộ; nhưng thượng cấp luôn có thể ra lệnh cho người thượng cầu phải đích thân ra toà để đuợc thẩm vấn.

Điều 1739

Thượng cấp xét xử đơn thượng cầu, tùy trường hợp, chẳng những được phép xác nhận sắc lệnh ahy tuyên bố sắc lệnh vô hiệu, mà cò được phép hủy bỏ, thu hồi, hoặc sửa chữa, thay  thế hay bãi bỏ sắc lệnh, nếu điều đó thích hợp hơn.

THIÊN 2: THỦ TỤC GIẢI NHIỆM HAY THUYÊN CHUYỂN CÁC CHA SỞ

CHƯƠNG 1: THỦ TỤC GIẢI NHIỆM CÁC CHA SỞ

Điều 1740

Khi thừa tác vụ của một cha sở trở nên nguyhại hay là ít là không có hiệu quả vì một lý do nào đó, dù không phải là lỗi nặng của ngài, thì ngài có thể  bị  Giám Ục giáo phận giải nhiệm khỏi giáo xứ.

Điều 1741

Những lý do chính yếu  khiến cho một cha sở có thể bị giải nhiệm một cách hợp pháp khỏi gáio xứ là;

10 cách hức hành động gây thiệt hại hay xáo trộn nặng cho sự hiệp thông trong Giáo Hội;

20 sự thiếu khả năng hoặcbệnh tật thường xuyên về tinh thần hay thể xác khiến cho cha sở không dủ sức chu toàn nhiệm vụ của mình một cách  hữu hiệu;

30 sự mất thanh danh nơi giáo dân lương thiện và đứng đắn, hoặc hiềm khích chống lại cha sở mà người ta dự kiến là sẽ không chấm dứt trong một thời gian ngắn;

40 vẫn có sự chễnh mảng nghiêm trọng hoặc vẫn vi phạm các nhiệm vụ của cha sở sau khi đã bị cảnh cáo;

50việc quản trị bê bối nhũng tài sản vật chất khiến cho Giáo Hộ bị thiệt hại hại nặng nề, mỗi khi không có sự đền bù nào khác  cho sự thiệt hại này.

Diều 1742

#1. Nếu thấy có một lý do như đượcnói đến ở điều 1740 sau khi đã điều tra, Giám Mục sẽ thảo luận vấn đề với hai cha sở được hội đồng linh mụctuyển  chọng cách cố định từ nhóm các linh mục đựoc thành lập vì mục đích này, theo lời đề nghị của Gám Mục. Sau đó nếu nhận thấy phải đi đến quyết định giải nhiệm, Giám Mục phải lấy tình cha con thuyết phục cha sở từ nhiệm trong thời hạn mười lăm ngày, sau khi đã nói cho ngài biết lý do và các luận cứ, để sự giải nhiệm được hữu hiệu.

#2. Đối với những cha sở là thành viên của một dòng tu hoặc của một tu đoàn tông đồ, thì phải giữ những quy định của điều 682 #2.

Điều 1743.

Không những cha sở có thể đệ đơn xin từ nhiệm cách đơn thường, mà ngài còn có thể đệ đơn xin từ nhiệm với điều kiện nữa, miễn là điều kiện đó có thể được Giám Mục chấp nhận một cách hợp pháp và được ngài chấp nhận thật sự.

Điều 1744.

#1. Nếu cha sở không trả lời cho thời hạn đã được ấn định, Giám Mục phải nhắc lại lời yêu cầu đương sự từ nhiệm và phải gia hạn thời gian hữu dụng để đương sự trả lời.

#2. Nếu Giám Mục biết rõ cha sở đã nhận được thư yêu cầu thứ hai mà không trả lời, mặc dầu không bị ngăn trở gì, nếu cha sở không chịu từ nhiệm mà không đưa ra lý do nào, thì Giám Mục phải ban hành sắc lệnh giải nhiệm.

Điều 1745.

Tuy nhiên, nếu cha sở chống lại lý do được viện dẫn và những luận cứ được kèm theo, bằng cách đưa ra những lý chứng mà Giám Mục xét thấy là không đầy đủ, để hành động hữu hiệu, Giám Mục phải;

1o Yêu cầu cha sở viết một bảng tường trình về những điều mình đáng nghi, sau khi đã nghiên cứu các án từ và, hơn nữa, phải viện dẫn những chứng cớ trái ngược, nếu có;

2o Cân nhắc vấn đề cùng với những cha sở được nói đến ở điều 1742#1, sau khi đã bổ túc việc thẩm cứu, nếu cần, trừ khi những vị này bị ngăn trở, thì phải định những vị khác;

3o Sau hết, quyết định có nên bãi nhiệm cha sở hay không và phải lập tức ra một sắc lệnh về việc đó.

Điều 1746.

Sau khi đã giải nhiệm cha sở, Giám Mục phải liệu trao cho đương sự một chức vụ khác, nếu đương sự có khả năng, hoặc ban cho đượng sự một khoảng tiền cấp dưỡng tuỳ trường hợp và nếu hoàn cảnh cho phép.

Điều 1747.

#1. Nếu cha sở giải nhiệm phải ngưng thi hành nhiệm vụ cha sở, phải rời khỏi nhà xứ càng sớm càng tốt và phải trao lại tất cả những gì thuộc về giáo xứ cho người mà Giám Mục sắp trao giáo xứ cho.

#2. Tuy nhiên, nếu là trường hợp một cha sở đau yếu không thể di chuyển khỏi nhà xứ đến nơi khác mà không sinh bất tiện, Giám Mục phải để cho đương sự sử dụng nhà xứ, kể cả việc sử dụng độc quyền, bao lâu việc đó còn cần thiết.

#3. Bao lâu việc thượng cầu chống lại sắc lệnh giải nhiệm chưa được giải quyết, Giám Mục không thể bổ nhiệm một cha sở mới, nhưng trong chờ khi chờ đợi phải liệu sao giáo xứ ấy có vị giám quản giáo xứ.

CHƯƠNG 2: THỦ TỤC THUYÊN CHUYỂN CÁC CHA SỞ

Điều 1748.

Nếu thiện ích của các linh hồn hay những nhu cầu lợi ích của Giáo Hội đòi hỏi thuyên chuyển một cha sở từ giáo xứ ngài đang lãnh đạo cách hữu hiệu, đến một giáo xứ khác, hoặc sang một chức vụ khác, Giám Mục phải đề nghị việc thuyên chuyển này tới đương sự bằng văn thư, và khuyên đương sự chấp thuận vì lòng yêu mến Chúa và các linh hồn.

Điều 1749

Nếu cha sở không tuân theo đề nghị và những lời khuyến dụ của Giám Mục, thì phải trình bày lý do trên giấy tờ.

Điều 1750

Bất chấp những lý do được viện dẫn, nếu Giám Mục quyết định không rút lại lời đề nghị của mình, thì phải biết cân nhắc lý do thuận hay bất thuận việc thuyên chuyển với hai cha sở được chọn, chiếu theo quy tắc của điều 1742#1; nhưng nếu sau đó ngài xét thấy cần phải thuyên chuyển, thì ngài phải lấy tình cha con mà khuyên bảo đương sự một lần nữa.

Điều 1751

#1. Sau khi đã thực hiện những việc ấy, nếu cha sở vẫn còn từ chối và nếu Giám Mục xét thấy cần phải thuyên chuyển và quy định rằng giáo xứ sẽ khuyết vị sau khi mãn thời hạn đã được ấn định

#2. Sau khi thời hạn này trôi qua cách vô ích, Giám Mục phải tuyên bố giáo xứ khuyết vị.

Điều 1752

Trong các vụ thuyên chuyển, phải áp dụng những quy định của điều 1747, phải giữ sự hợp tình hợp lý theo giáo luật và phải nhằm vào ơn cứu rỗi các linh hồn và luật tối thượng trong Giáo Hội.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 7286
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  2174
 Hôm qua:  2507
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12326481

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn