Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1598 - 1648

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1598 - 1648

Quyển VII. Tố Tụng điều 1598 - 1648

ĐỀ MỤC 6: CÔNG BỐ ÁN TỪ KẾT THÚC VIỆC THẨM CỨU  VÀ TRANH LUẬN VỀ VỤ ÁN

Điều 1598

#1.Sau khi đã thu thập được các chứng cớ, thẩm phán phải ra sắc lệnh cho phép cá bên và các luật sư của họ được quyền tìm hiểu các án từ mà họ chưa biết, tại văn phòng tòa án, nếu không thì việc xét xử sẽ vô hiệu; ho7ng nữa các luật sư yêu cầu, thẩm phán cũng có thể trao cho họ một bản sao các án từ; tuy nhiên, trong những vụ án liên quan đến công ích, để tránh các nguy hiểm rất nghiêm trọng, thẩm phán có thể quyết định không tiết lộ cho ai một án từ nào cả, nhưng phải liệu sao để quyền bào chữa luôn được giữ nguyên vẹn.

#2. Để bổ sung những chứng cớ, các bên có thể trình cho thẩm phán những chứng cớ khác; sau khi đã thu thập được những chứng cớ đó rồi, nếu xét thấy cần, thẩm phán phải ra một sắc lệnh mới được ấn định ở #1.

Điều 1599

#1. Sau khi đã hoàn tất mọi điều liên quan đến việc dẫn chứng cớ, thì đến giai đoạn kết thúc thẩm cứu.

#2. giai đoạn kết thúc này xảy ra khi các bên tuyên bố không còn điều gì phải thêm vào hoặc khi  đã hết thời gian hữu dụng do thẩm phán ấn định để đề xuất các chứng cớ, hoặc khi thẩm phán tuyên bố vụ án đã được thẩm cứu đủ rồi.

#3.Dù giai đoạn kết thúc xảy ra dưới hình thức nào đi chăng nữa, thẩm phán phải ra môt sắc lệnh tuyên bố kết thúc việc thẩm cứu.

Điều 1600

#1. Sau khi kết thúc việc thẩm cứu, thẩm phán còn có thể mời cùng những nhân chứng hay những nhân chứng khác hoặc có thể đòi thêm các chứng cớ khác mà trước đây chưa yêu cầu, nhưng chỉ giới hạn;

10 trong những vụ án liên quan đến tư ích của các bên mà thôi, nếu tất cả mọi bên đều đồng ý;

20 trong những vụ án khác, sau khi đã nghe các bên, và miễn là có một lý do nghiêm trọng, cũng như tránh được mọi nguy cơ gian lận hối lộ;

30 trong tất cả mọi vụ án, mỗi khi nhận thấy rằng bản án sẽ bất công vì những lý do được nêu ra ở điều 1645 #2,10- 30, nếu không nhận thêm chứng cớ mới này.

#2. Tuy nhiên, thẩm phán có thể ra lệnh hay cho phép trình bày một văn bản đã không thể được trình bày trước đó, mà không do lỗi của người liên hệ.

#3.Các chứng cớ phải được công bố theo những quy định của điều 1598 #1.

Điều 1601

Sau khi kết thúc việc thẩm cứu, thẩm phán phải ấn định một thời gian thích hợp để các bên trình bày các lời bào chữa hay những nhận xét.

Điều 1602

#1. Những lời bào chữa và những nhận xét phải được viết trên giấy tờ, trừ khi với sự đồng ý của các bên, thẩm phán xét rằng chỉ  cần một cuộc tranh luận tại tòa là đủ rồi.

#2. Nếu muốn in những lời bào chữa và những tài liệu chính thì buộc phải có phép trước của thẩm phán, miễn là vẫn bảo vệ nghĩa vụ giữ bí mật, nếu có.

#3. Phải tuân theo quy luật của tòa án về mức độ dài ngắn của những lời bào chữa, số lượng bản in và những chi tiết khác như vậy.

Điều 1603

#1. Sau khi đã trao đổi với nhau những lời bào chữa và những nhận xét, mỗi bên được quyền trả lời trong thời gian ngắn do thẩm phán quyết định.

#2. Quyền này chỉ ban cho các bên một lần mà thôi, trừ khi vì một lý do nghiêm trọng, thẩm phán xét thấy phải ban cho  một lần thứ hai nũa; nhưng trong trường hợp này, quyền được ban cho bên này cũng coi  như được ban cho bên kia nữa.

#3.Công tố viên và bảo vệ viên có quyền đối đáp những câu trả lời của các bên một lần nữa.

Điều 1604

#1. Tuyệt đối cấm các bên, các luật sư  hay cả những đệ tam nhân cung cấp cho thẩm phán  những thông tin nhằn ngoài các án từ của vụ kiện.

#2. Nếu việc tranh tụng đã được thực hiện trên giấy tờ, thẩm phán có yhe63 ấn định cuộc tranh luận khẩu biện tại tòa, để làm sáng tỏ một vài vấn đề.

Điều 1605

Một công chứng viên phải tham dự cuộc tranh luận khẩu biện được nói đến ở những điều 1602#1 và 1604 #2, để có thể ghi ngay vào biên bản những điều đã được bàn cãi và những kết luận, nếu thẩm phán truyền lệnh, hoặc nếu một bên yêu cầu và nếu thẩm phán đồng ý.

Điều 1606

Nếu các bên chểnh mảng không lo chuẩn bị bào chữa cho mình trong thời gian hữu dụng, hoặc phó thác việc bào chữa cho sự hiểu biết và lương tâm của thẩm phán, và nếu thẩm phán nhận thấy là vấn đề đã hoàn toàn sáng tỏ qua các án từ và các chứng cớ, thì thẩm phán có thể tuyên án ngay, sau khi đã buộc công tố viên và bảo hệ viên  phải đưa ra những nhận xét, nếu họ tham gia vào vụ kiện.

ĐỀ MỤC 7: TUYÊN ÁN

Điều 1607

Một vụ án được xét xử theo hình thức tư pháp, phải được thẩm phán giải quyết bằng một bản án chung quyết, nếu đó là một vụ án chính, hoặc bằng mộtmột bản án tung phán, nếu đó là  một vụ án phụ, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1589 #1.

Điều 1608

#1. Để tuyên bố một bản án, thẩm phán buộc có sự xác tín luân lý về vấn đề phải giải quyết bằng bản án.

#2. Thẩm phánphải tìm thấy sự xác tín luân lý này từ các án từ và các chứng cớ.

#3. Tuy nhiên, thẩm phán phải thẩm định các chứng cớ theo lương tâm của mình, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của luật pháp liên quan đến giá trị của một số chứng cớ.

#4. Thẩm phán nào không thể có sự xác tín luân lý này thì phải tuyên bố rằng quyền của nguyên cáo đã không được thiết lập và phải giải trừ khi đó là một vụ án được luật ưu đãi, trong trường hợp này thẩm phán phải tuyên bố thuận lợi cho vụ án ấy.

Điều 1609

#1. Chánh án toà án hiệp đoàn ấn định ngày và giờ để các thẩm phán hội lại bàn luận và cuộc họp phải diễn ra trong chính trụ sở của toà án, trừ khi có lý do đặc biệt khuyến cáo cách khác.

#2. Vào các ngày đã được ấn định, mỗi thẩm phán phải mang theo  những bản kết luận của mình về nội dung vụ kiện, với những lý dovề pháp lý cũng như về việc sự kiên đưa đến những kết luận đó; những bản kết luận này phải được đính kèm vào những án từ của vụ án, và phải được giữ bí mật.

#3. Sau khi đã kêu cầu Danh Chúa, mỗi thẩm phán phải lần lượt trình bày những bản kết luận  của mình theo thứ tự uu tiên, tuy luôn luôn phải bắt đầu từ bản cáo viên hay phúc trình viên, tiếp đến, sẽ có một cuộc tranh luận dưới sự hướng dẫn của vị chánh án, nhất là để xác minh những điều phải được ấn định trong phần chủ văn của bản án.

#4.Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận này, mỗi người có quyền rút lại kết luận đầu tiên của mình, những thẩm phán nào không muốn theo ý kiến của những người khác, thì có thể yêu cầu chuyển những kết luận mình lên toà án cấp cao hơn, trong trường hợp kháng kéo.

 #5. Nếu trong buổi tranh luận đầu tiên, các thẩm phán không muốn hay không thể tuyên án, thì việc quyết định có thể được dời lại một buổi họp khác, nhưng không quá một tuần, nếu không phãi bổ túc việc thẩm vấn vụ án chiếu theo quy tắc của điều 1600.

Điều 1610

#1. Nếu là thẩm phá duy nhất, thẩm phán phải tự soạn thảo bản án .

#2. Trong một toà án hiệp đoàn, báo cáo viên hay phúc trình viên có bổn phận soạn thảo bản án, dựa vào những lý do được một thẩm phán đưa ra trong cuộc tranh luận, trừ khi đa số thẩm phán đã ấn định trước những lý do phải được viện dẫn; sau đó, bản ấn phải được chấp nhận của mỗi thẩm phán.

#3.Bản án phải được ban hành trong một thời hạn không quá một tháng tính từ ngày vụ án đã được xét xử, trừ khi trong một toà án hiệp đoàn các thẩm phán đã ấn định một thời hạn dài hơn vì một lý do nghiêm trọng.

Điều 1611

Bản án phải:

10 phán xử cuộc tranh luận đã được bàn cải trước toà bằng cách đưa ra một lời phúc đáp thích đáng cho từng nghi vấn;

20 xác định những nghĩa vụ của các bên phải xuất từ việc xử án và cách thức họ phải chu toàn nghĩa vụ ấy;

30 trình bày những lý lẽ hay những lý do về pháp lý cũng như về ự kiện mà chủ văn bản án dựa vào;

40 ấn định những án phí.

Điều 1612

#1. Să khi kêu cầu Danh Chúa, bản án phải lần lượt ghi rõ ai là thẩm phán hoặc toà án là toà nào;rõ ràng danh tính và nơi cư trú của nguyên cáo, của bị cáo, của ngừơi đại dịên, và ai là công tố viên, ai là bảo hệ viên, nếu họ tham gia vào vụ án.

#2.Sau đó phải trình bày vắn tắt sự kiện cùng với những kết luận của các bên và công thức của nhữn nghi vấn.

#3. Tiếp đến là phần chủ văn của bản án, sau khi đã đưa ra những lý lẽ mà chủ văn bản án dựa vào.

#4.Sau cùng, phải ghi rõngày và nơi đã ban hành bản án, và phải có chữ ký của thẩm phán hoặc của tất cả các thẩm phán, nếu là toà án hiệp đoàn, và của công chứng viên.

Điều  1613

 Những quy luật trên đây liên quan đến bản án chung quyết cũng phải áp dụng cho bản án  trung phán.

Điều 1614

Bản án phải được công bố sớm hết sức, và phải chỉ rõ những cách thức có thể dùng để kháng án; trước khi được công bố, bản án không có hiệu lực nào cả,ngay cả khiphần chủ văn của bản án đã được thẩm phán cho phép thông tri cho các bên.

Điều 1615

Việc công tố viên hay thông báo bản án có thể được thực hiện bằng cách trao một bản sao cho cacù bên, hoặc cho những người đại diện của họ, hoặc bằng cách gửi cho họ bản sao ấy chiếu theo quy tắc của điều 1509.

Điều 1616

#1. Nếu trong văn bản của bản án có sự lầm lẫn về số liệu hay lầm lẫn về chất liệu trong khi sao lại phần chủ văn, hoặc phần trình bày các sự kiện, hoặc những lời yêu cầucủa các bên, hoặc nếu đã bỏ sót những yếu tố mà điều 1612 #4 buộc phải có, thì chính toà án đã ban hành bản án đó phải sửa chữa hay bổ sung, theo lời yêu cầu của một bên, hoặc chiếu theo chức vụ luôn luôn phải hỏi ý kiến các bên và phải đ1imh kèm một sắc lệnh vào cuối bản án.

#2. Nếu cómột bên phản đối, vấn đề phụ phải được giải quyết bằng sắc lệnh.

Điều 1617

Ngoài bản án ra,những lời tuyên bố khác của thẩm phán là những sắc lệnh, mà nếu chúng không có tính cách thuần túy hành chính, thì chúng không có hiệu lực, trừ khi chúng trình bày các lý do ít là cách sơ lược, hoặc trừ khi chúng quy chiếu về các lý do  ít là cách sơ lược, hoặc trừ khi chúng quy chiếu về các lý do đã được  trình bày trong một án từ khác.

Điều 1618

Một bản án trung phán hay một sắc lệnh có hiệu lực như bản án chung quyết, nếu nó ngăn cản việc xét xử  hay kết thúc chính việc xét xử hoặc một cấp bậc nào đó của việc xét xử, ít là đối với một bên trong vụ án.

ĐỀ MỤC 8: KHÁNG ÁN

 CHƯƠNG 1: TỐ QUYỀN TIÊU HỦY BẢN ÁN

Điều 1619

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1622 và 1623, tính vô nào của các án từ do luật thiết định, mặc dầu bên kháng cáo biết mà không trình cho thẩm phán trước tuyên án, thì được chính bản án sửa chữa, một khi vụ án liên quan đến lợi ích tư nhân.

Điều 1620

Không thể sửa chữa được một bản án vô hiệu nếu:

10 bản án được ban hành do một thẩm phán tuyệt đối vô thẩm quyền;

20 bản án được ban hành do một người không có quyền xét xử trong tòa án giải quyết vụ án;

30 thẩm phán ban hành bản án do tác dụng của bạo lực hay do sợ hãy nghiêm trọng;

40 việc xử án đã được cử hành  mà không có đơn thỉnh nguyện tư pháp, như đã nói ở điều 1501, hoặc không chống lại một bị cáo nào hết;

50 bản án được ban hành giữa các bên mà ít là một bên không có tư cách ra hầu tòa;

60 người nào đó đã hành động  nhân danh một người khác mà không được ủy quyền hợp pháp;

70 quyền biện hộ của bên này hoặc của bên kia đã bị từ chối;

80 sự tranh tụng đã không được phân xử, dù chỉ là một phần.

Điều 1621

Tố quyền tiêu hủy nói ở điều 1620 có thể được nêu lên theo cách khước biện, không giới hạn thời gian; còn theo cách khởi tố trước mặt thẩm phán đã tuyên án, thì trong vòng mười năm kể từ ngày công bố bản án.

Điều 1622

Có thể sửa chữa được một bản án bị vô hiệu nếu;

10 bản án được ban hành do một số không hợp lệ của các thẩm phán, trái với những quy định của điều 1425#1;

20 bản án không diện dẫn các lý lẽ hay do quyết định;

30 bản án thiếu những  chữ ký mà luật đòi  phải có;

40bản án không ghi rõ  ngày, tháng, năm và  nơi ban hành;

50 bản án dựa trên một án từ tư pháp vô hiệu, và sự vô hiệu đó không được sửa chữa chiếu theo quy tắc của điều 1619;

60 bản án được cban hành chống lại một đương sự vắng mặt cách hợp pháp, chiếu theo điều 1593 #2.

Điều 1623

Tố quyền tiêu hủy  trong những trường hợp nói ở điều 1622 có thể được nêu lên  trong vòng ba tháng  kể từ lúc biết bản  án đã được công bố.

Điều 1624

Chính thẩm phán đã ban hành bản án phải giải quyết tố quyền tiêu hủy; nếu đương sự sợ rằng vị thẩm phán đã ban hành bản án bị tố quyền tiêu hủy chống đối sẽ có thiên kiến và vì vậy cho rằng vị này đáng nghi ngờ, thì có thể yêu cầu một vị thẩm phán khác hay  thế chiếu theo quy tắc của điều 1450.

Điều 1625

Tố quyền tiêu hủy  có thể được đệ nộp cùng lúc với kháng cáo, trong thời hạn đã được ấn định  cho việc kháng cáo.

Điều 1626

#1. tố quyền tiêu hủy  được nêu lên không những do các bên  cảm thấy mình bị thiệt hại, mà còn do cả công tố viên hoặc bảo hệ viên nữa, mỗi khi họ có quyền can thiệp.

#2. Chính thẩm phán, chiếu theo chức vụ, có thể thu hồi hay sửa chữa một bản án vô hiệu, mình đã ban hành, trong những thời hạn được ấn định ở điều  1623, trừ khi trong thời hạn ấy kháng cáo đã được nộp  chung với tố quyền tiêu hủy, hoặc sự vô hiệu đã được sửa chữa do mãn thời hạn được nêu ra ở điều 1623.

Điều 1627

Các vụ án về tố quyền tiêu hủy có thể được xét xử theo những quy tắc của vụ án hộ sự khẩu biện.

CHƯƠNG 2: KHÁNG CÁO

Điều 1628

Bên nào cảm thấy mình bị thiệt hại do một bản án, cũng như công tố viên và bảo hệ trong những vụ án họ phải có mặt, đều có quyền kháng cáo lên thẩm phán thượng cấp để chống lại bản án, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1629.

Điều 1629

Không được kháng cáo chống lại;

10 bản án do chính Đức Giáo Hoàng hay do Đấng Tối Cao Pháp Viện tông tòa ban hành;

20 bản án bị vô hiệu, trừ khi việc kháng cáo được nêu lên chung với tố quyền tiêu hủy chiếu theo quy tắc của điều 1625;

30 bản án trở thành vấn đề quyết tụng;

40sắc ệnh của thẩm phán hay bản án trung phán không có hiệu lực của bản án chung quyết, trừ khi đơnkháng cáo chống lại bản án chung quyết;

50bản án hay sắc lệnh trong một vụ án mà luật đã ấn định phải được xét xử trong thời hạn nhanh hết sức có thể.

Điều 1630

#1.Đơn kháng cáo phải nộp cho thẩm phán đã ban hành bản án trong thời hạn cưỡng định là mười lăm ngày hữu dụng, kể từ lúc biết bản án được công bố.

#2. Nếu việc kháng cáo được trình miệng, công chứng viên phải ghi lại việc kháng cáo ấy trên giấy tờ trước mặt  chính người kháng cáo.

Điều 1631

Nế xảy ra một vấn đề về quyền kháng cáo, tòa kháng cáo phải khẩn cấp cứu xét vấn đề đó theo những quy tắc của vụ án  hộ sự khẩu biện.

Điều 1632

#1. Nếu đơn kháng cáo không nêu rõ tòa án nào là nơi nhận đơn, thì được suy đoán là kháng cáo ở tòa án được nói đến ở các điều 1438 và 1439.

#2. Nếu bên kia kháng cáo của một tòa kháng cáo khác, thì tòa án nào cao cấp hơn sẽ xét xử vụ án, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1415.

Điều 1633

Việc kháng cáo phải được tiến hành trước mặt thẩm phán tòa kháng cáo trong thời hạn một tháng, kể từ khi nộp đơn kháng cáo, trừ khi thẩm phán ban hành bản án đã ấn định một thời gian dài hơn cho đơn sự để tiến hành việc kháng cáo.

Điều 1634

#1. Để tiến hành việc kháng cáo, điều kiện cần và đủ đương sự phải nại tới thẩm phán thượng cấp để xin duyệt lại bản án đã bị chống  đối, kèm theo bản sao của bản án này và nêu rõ những lý do kháng cáo.

#2. Nếu đương sự không thể nhận được bản sao của bản án bị chống đối từ tòa án ban hành bản án trong thời gian hữu dụng, thì khoảng thời gian đó không được tính trong hạn kỳ, và phải báo cho thẩm phán tòa kháng cáo biết ngăn trở ấy, vị này sẽ ra lệnh buộc thẩm phán đã ban hành bản án phải chu toàn nhiệm vụ của mình cách nhanh nhất.

#3. Trong khi đó, thẩm phán ban hành bản án phải chuyển lên thẩm phán tòa kháng cáo những án từ chiếu theo quy tắc của điều 1474.

Điều 1635

Khi đã mãn hạn kỳ hữu dụng để kháng cáo, hoặc trước thẩm phán ban hành bản án, hoặc trước thẩm phán tòa kháng cáo, thì việc kháng cáo được coi như đã hủy bỏ.

Điều 1636

#1. Người kháng cáo có thể từ bỏ việc kháng cáo, với những hiệu lực được nói đến ở điều 1525.

#2. Nếu bảo vệ viê hay công tố viênđề xuất việc kháng cáo, thì bảo hệ viê hay công tố viên của tòa kháng cáo có thể hủy bỏ việc kháng cáo ấy, trừ khi luật đã dự liệu cách khác.

Điều 1637

#1. Việc kháng cáo do nguyên cáo thực hiện cũng giúp ích cho bị cáo, và ngược lại.

#2. Nếu có nhiều bị cáo hay nhiều nguyên cáo, và nếu bản án chỉ bị một người trong họ chống lại hoặc chống lại một người trong họ, thì việc kháng cáo được coi là do tất cả mọi người thực hiện và chống lại tất cả mọi người, mỗi khi vấn đề được thỉnh cầu  có tính cách bất khả phân chia hoặc mội khi nghĩa vụ có tính cách liên đới.

#3. Nếu một bên kháng áo về một điểm của bản án, thì cho dù thời hạn kỳ kháng cáo đã mãn, đối phương vẫn có thể kháng cáo phụ về những điểm khác; trong thời hạn cưỡng định là mười lăm ngày, tính từ ngày nhận được thông báo của việc kháng cáo chính.

#4. Trừ khi đã rõ cách khác, việc kháng cáo được suy đoán là chống lại tất cả mọi điểm của bản án.

Điều 1638

Việc kháng cáo đình hoãn việc thi hành bản án.

Điều  1639

#1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1638, không thể chấp nhận một lý do thỉnh cầu mới ở cấp kháng cáo ngay cả bằng cách dồn chung cho tiện, vì thế, việc đối tụng chỉ nhằm để biết chứng thực bản án đầu tiên hay phải sửa đổi, hoặc là tất cả, hoặc là một phần bản án ấy.

#2. Tuy nhiên, những chứng cớ mới chỉ được chấp nhận chiếu theo quy tắc của điều 1600.

Điều 1640

 Cách thức kiện tụng ở tòa kháng cáo cũng giống như ở tòa cấp một, với những thích nghi xứng hợp; tuy nhiên, nếu không phải bổ sung thêm các chứng cớ, thì bước sang việc tranh luận vụ án và tuyên án, ngay sau khi đã đối tụng chiếu theo quy tắc của điều 1513 #1 và điều 1639#1.

ĐỀ MỤC 9: VẤN ĐỀ QUYẾT TỤNG VÀ VIỆC PHỤC HỒI NGUYÊN TRẠNG

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ QUYẾT TỤNG

Điều 1641

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1643, một vấn đề trở thành quyết tụng;

10 nếu giữa cùng các bên như nhau đã có hai bản án giống hệt nhau, về cùng một điều thỉnh nguyện và bởi cùng một lý do;

20 nếu đơn kháng cáo chống lại bản án không được đệ nộp trong thời gian hữu dụng;

30 nếu đơn kiện đã thất hiệu ở cấp kháng cáo hay đã được bãi nại;

40 nếu đã ban hành một bản án chung quyết không được phép kháng cáo chiếu theo quy tắc của điều 1629.

Điều 1642

#1. Vấn đề quyết tụng được hưởng uy lực của pháp luật và không thể bị chống lại cách trực tiếp, trừ khi chiếu theo quy tắc của điều 1645 #1.

#2. Vấn đề quyết tụng có hiệu lực pháp lý giữa các bên và phát sinh tố quyền  của việc đã xử cũng như khước biện của vấn đề quyết tụng, mà thẩm phán có thể tuyên bố chiếu theo chức vụ để ngăn ngừa một cuộc khởi tố mới của cùng một vụ án.

Điều 1643

Các vụ án liên quan đếntình trạng nhân thân, kể cả những vụ án ly thân của vợ chồng, không bao giờ trở thành vấn đề quyết tụng.

Điều 1644

#1. Nếu có hai bản án giống nhau đã được ban hành trong một vụ án liên quan đến tình trạng nhân thân thì có thể được khán lên tòa án kháng cáo trong bất cứ thời gian nào, bằng cách trưng ra những chứng cớ hay hay những lý do mới và quan trọng, trong  thời hạn cưỡng định là ba mươi ngày, kể từ ngày nộp đơn kháng án. Tuy nhiên, trong vòng một tháng kể từ khi trưng ra những chứng cớ và những lý do mới, tòa kháng cáo phải ra sắc lệnh quyết định chấp nhận hay bác bỏ việc thẩm cứu lại vụ án.

#2. Việc thượng tố lên tòa án cấp cao hơn để xin xử lại vụ án không đình hoãn việc thi hành bản án, trừ luật đã dự liệu cách khác hoặc khi tòa kháng cáo ra lệnh đình hoãn chiếu theo quy tắc của điều 1650 #3.

CHƯƠNG 2: VIỆC PHỤC HỒI NGUYÊN TRẠNG

Điều 1645

#1. việc phục hồi nguyên trạng được hấp nhận để chấp nhận để chống lại một bản án trở thành vấn đề quyết tụng, miễn là nhận thấy bản án ấy bất công tỏ tường.

#2.Chỉ được coi là bất công tỏ tường;

10 nếu bản dựa trên những chứng cớ mà về sau mới biết là sai, đến nỗi nếu không có những chứng cớ ấy thì phần chủ văn của bản án không đứng vững được;

20 nếu sau đó mới khám phá ra  những tài liệu chứng minh chắc chắn rằng có những sự kiện mới đòi h3oi một quyết định ngược lại;

30 nếu bản án ban hành do sự man trá của một bên đã gây thiệt hại cho bên kia;

40 nếu rõ ràng đã bỏ qua một  quy định của luật không có tính thuần túy thủ tục.

50 nếu bản án đi ngược lại một quyết định trước đó đã trở thành vấn đề quyết tụng.

Điều 1646

#1. Việc phục hồi nguyên trạng vì những lý do nói ở điều 1645 #2,10-30, phải được thỉnh cầu nơi thẩm phán đã ban hành bản án, trong vòng ba tháng, kể từ ngày biết được những lý do đó

#2. Việc phục hồi nguyên trạng vì những lý do nói ở điều 1645 #2,40-50, phải được thỉnh cầu nơi tòa án kháng cáo trong vòng ba tháng, kể từ ngày biết bản án đã được công bố; còn trong trường hợp được nói đến ở điều 1645 #2, 50, nếu quyết định trước được biết trễ, thì thời hạn bắt đầu từ lúc biết được quyết định ấy.

#3. Bao lâu đương sự bị thiệt hại còn là vị thành niên, thì bấy lâu sẽ không được tính các thời hạn nói trên.

Điều 1647

#1. Đơn thỉnh cầu việc phục hồi  nguyên trạng đình hoãn việc thi hành bản án, nếu việc thi hành này chưa bắt đầu.

#2.Tuy nhiên, trong trường hợp có những dấu hiệu hữu lý cho phép nghi ngờ rằng đơn thỉnh cầu được nộp nhằm mục đích trì hoãn việc thi hành bản án, thì thẩm phán có thể quyết định phải thi hành bản án, thì thẩm phán có thể quyết định phải thi hành bản án, nhưng phải ấn định một bảo chứng thích hợp cho người thỉnh nguyện việc phục hồi nguyên trạng và họ sẽ được bồi thường, nếu được này được chấp nhận.

Điều 1648

Một khi đã chấp nhận việc phục hồi nguyên trạng, thẩm phán phải công bố lẽ phải trái của vụ án.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 5451
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  22
 Hôm nay:  1634
 Hôm qua:  2507
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12325941

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn