Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1446 - 1490

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1446 - 1490

Quyển VII. Tố Tụng điều 1446 - 1490

ĐỀ MỤC 3: QUY LUẬT PHẢI GIỮ TẠI CÁC TÒA ÁN

CHƯƠNG 1: NHIỆM VỤ CỦA THẨM PHÁN  VÀ CỦA VIÊN CHỨC TÒA ÁN

Điều 1446

#1. Tất cả cá Kitô hữu, nhất là các Giám Mục, phải cố gắng hết mình để tránh những vụ kiện  tụng trong dân Chúa, ngần nào có thể, mà vẫn tôn trọng công lý, và phải dàn xếp cách ôn hòa càng sớm càng hay.

#2. từ lúc khởi đầu vụ tranh tụng, và ngay cả vào bất cứ lúc nào khác, mỗi khi thấy có hy vọng đem lại kết quả tốt, thẩm phán đừng bỏ qua việc khuyên nhủ  và giúp đỡ các bên để họ đồng lòng tìm một giải pháp hợp tình hợp lý cho việc tranh chấp và phải chỉ cho họ những đường lối thích hợp để đạt tới mục đích ấy, kể cả việc nhờ những người có uy tín làm trung gian.

#3. Nếu vụ kiện liên quan đến tư ích của các bên, thẩm phán phải xét xem cuộc trnh chấp có thể được kết thúc ổn thỏa hay không bằng cách điều đình, hoặc nhờ trọng tài phán đoán chiếu theo quy tắc của các điều 1713-1716.

Điều 1447

Người nào đã tam gia vào một vụ án với tư cách thẩm phán, công tố viên, bảo hệ viên, đại diện, luật sư, nhân chứng, hoặc chuyên viên, thì sau đó không thể xét xử thành sự vụ án ấy ở cấp khác với tư cách là thẩm phán hoặc thi hành nhiệm vụ  hội thẩm trong chính vụ án ấy.

Điều 1448

#1. Thẩm phán không được nhận xét xử một vụ án mà trong đó chính mình có  một vài  lợi ích cá nhân, vì có họ máu hay họ kết bạn trong bất cứ bậc nào theo hàng dọc và cho đến bậc thứ bốn theo hàng ngang, hay có sự bảo trợ và có chức quản tài, vì có tương giao thân mật, vì có một sự hận thù dai dẳng, vì hưởng một lợi lộc hoặc tránh được một sự thiệt hại.

#2. Trong những trường hợp ấy, công tố viên, bảo hệ viên, hội thẩm và dự thẩm cũng phải tránh thi hành chức vụ.

Điều 1449

#1.Trong những trường hợp nói đến ở điều 1448, nếu chính thẩm phán không cáo thoái, một bên có thể khước từ thẩm phán.

#2. Vị đại diện tư pháp xét xử việc khước từ; nếu chính vị này bị khước từ, thì Giám Mục chủ trì tòa án sẽ xét xử.

#3. Nếu Giám Mục là thẩm phán và bị khước từ, ngài phải tránh việc xét xử.

#4. Nếu việc khước từ nhằm chống lại công tố viên, bảo hệ viên hoặc các viên chức khác của tòa án, vị chánh án tòa án hiệp đoànhay chính thẩm phán, nếu là thẩm phán duy nhất, sẽ xét xử việc khước biện này.

Điều 1450

Một khi đã chấp nhận  việc khước từ, thì phải thay đổi các nhân sự, nhưng không được thay đổi các bậc xét xử.

Điều 1451

#1.Vấn đề khước từ phải được giải quyết hết sức nhanh chóng, sau khi nghe các bên, công tố viên ha bảo hệ viên, nếu họ tham gia vào vụ án và chính họ không bị khước từ.

#2. Những hành vi do thẩm phán thực hiện trước khi bị khước tu72va64n thành sự, những hành vi được thực hiện sau khi việc khước từ được đưa ra phải được hủy bỏ, nếu một bên yêu cầu trong thời hạn mười ngày, kể từ lúc việc khước từ được chấp nhận.

Điều 1452

#1. Trong một vụ án chỉ liên quan đến lợi ích riêng, thẩm phán chỉ có thể can thiệp theo sự thỉnh cầu của một bên. Nhưng khi vụ án đã được khởi tố cách hợp pháp, thẩm phán có thể và thậm chí, do chức vụ, phải can thiệp vào những vụ án hình sự hay những vụ án khác liên quan đến công ích của Giáo Hội  hoặc phần rỗi các linh hồn.

#2. Ngoài ra, thẩm phán còn có thể bổ khuyết sự sơ xuất của các bên trong việc cung cấp, các chứng cớ hoặc đưa ra những khước biện,mỗi khi nhận thấy điều đó là cần thiết để tránh một phán quyết bất công nghiêm nghiêm trọng, miễn là vẫn giữ nguyên  những quy định  của điều 1600.

Điều 1453

Các thẩm phán và các tòa án phải lo liệu cho tất cả các vụ án được kết thúc  càng sớm càng tốt, mà vẫn tôn trọng công lý; các vụ án sẽ không được kéo dài quá một năm ở tòa án cấp một, và không quá sáu tháng ở tòa án cấp hai.

Điều 1454

Tất cả mọi thành viên của tòa án hoặc những người cộng  tác vào đó phải thề chu toàn nhiệm vụ một cách chu đáo và trung thành .

Điều 1455

#1. Một một vụ án hình sự, các thẩm  phán và các viên chức tòa án luôn buộc phải giữ bí mật thuộc chức vụ, còn trong một vụ án  hộ sự các vị đó có thể gây thiệt hại cho các bên.

#2. Các vị ấy cũng phải luôn luôn giữ bí mật về cuộ tranh luật giữa những thẩm phán trong tòa án hiệp đoàn trước khi phán quyết, cũng như về những  ý kiến phát biểu  trong cuộc tranh luận, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định  của  điều 1609 #4.

#3. Hơn nữa, mỗi khi bản chất của vụ án của các chứng cớ có tính cáh  đặc biệt đến nỗi việc phổ biến các án từ  hay các chứng cớ có nguy cơ làm mất thanh danh của người khác, hay làm cớ chia rẽ, gây gương xấu  hay những sự bất tiện khác, thẩm phán có thể bắt buộc các nhân chứng, các chuyên viên,các bên, các luật sư  hay các người đại diện của mỗi bên, phải thề giữ bí mật.

Điều 1456

Cấ các thẩm phán và tất cả các viên chức của tòa án nhận bất cứ quà tặng nào nhân dịp xét xử vụ án.

Điều 1457

#1. Những thẩm phán nào có thẩm quyền cách chắc chắn và hiển nhiên mà lại từ chối xét xử, hoặc những thẩm phán nào tự xưng mình có thẩm quyền khi không dựa trên một nền tảng nào theo quy dịnh của luật, mà lại xét xử và phán quyết các vụ án, hoặc  vi phạm luật bảo vệ  luật giữ bí mật, hoặc gây ra thiệt hại  khác cho những  người tranh tụng, do man trá hay do lơ đễnh, có thể bị nhà chức trách  có thẩm quyền trừng trị bằng những hình phạt thích đáng, kể cả việc bãi nhiệm .

# 2.Những viên chức và những cộng tác viên của tòa án cũng phải cịu các chế tài như vậy, nếu họ không chu toàn nhiệm vụ như vừa nói trên; thẩm phán cũng có thể phạt tất cả những người ấy.

CHƯƠNG 2: TRÌNH TỰ CỦA VIỆC XÉT XỬ

Điều 1458

Các vụ án phải được xét xử theo trình tự  đã được đệ trình  và đăng ký trong sổ, trừ khi có một vụ án trong các số vụ án đó đòi phải được giải quyết nhanh hơn  tất cả các vụ án khác, tuy nhiên điều này phải được ấn định  bằng một sắc lệnh riêng   có viện dẫn lý do.

Điều 1459

#1.Những hà tỳ khiến cho bản án có thể trở nên vô hiệu, có thể được nêu lên như khước biện trong bất cứ lúc nào hay ở bất cứ cấp nào của việc xét xử, và cũng có thể được thẩm phán công bố chiếu theo chức vụ.

#2. Ngoài những trường hợp nói ở #1, những khước biện trì hoãn, đặc biệt là những khước biện liên quan đến thế  nhân và cách thức xét xử, phải được đề trình trước giai đoạn đối tụng, trừ khi các khước biện ấy  xuất hiện sau đó, và chúng phải được giải quyết sớm hết sức.

Điều 1460

#1. Nếu có một khước biện được đưa ra chống lại thẩm quyền của thẩm phán, thì chính thẩm phán phải xét xử khước biện này.

#2. Trong trường hợp có khước biện về sự vô thẩm quyền tương đối, nếu thẩm phán nào tuyên bố mình có thẩm quyền thì quyết định của thẩm phán đó  không cho phép kháng cáo, nhưng không cấm tranh luận về tính vô hiệu  và không cấm việc phục hồi nguyên trạng.

#3. Nếu thẩm phán tuyên bố mình vô thẩm quyền, bên ấy mình bị thiệt hại có thể chống án lên tòa án kháng cáo trong thời hạn mười lăm ngày hữu dụng.

Điều 1461

Trong bất cứ giai đoạn nào của vụ án, thẩm phán nào biết mình vô thẩm quyền tuyệt đối, thì phải công bố sự vô thẩm quyền này.

Điều 1462

#1. Những khước biện về vấn đề quyết tụng, về sự điều đình về các khước biện thất hiệu khác, được gọi về tố tụng chấm dứt, phải được viện dẫn  và xét xử trước khi  đối tụng; sau đó, ai nêu lên các khước biện thì không thể bị bác bỏ, nhưng họ phải chịu phạt trả án phí, trừ khi chứng minh được rằng mình đã không trì hoãn việc khước biện vì gian ý.

#2. Những khước biện thất hiệu khác được nêu ra trong lúc đối tụng và phải được cứu xét đúng lúc theo những quy luật liên quan đến các vấn đề phụ.

Điều 1463

#1. Những tố quyền phản tố  chỉ có thể được đệ trình thành sự trong vòng ba mươi ngày kể từ lúc đối tụng.

#2. Những tố quyền phản tố đósẽ được xét xử  cùng một lúc với tố quyền khởi tố, tức là ở cùng một cấp tòa án, trừ khi cần phải xét xử riêng biệt hoặc khi thẩm phán nhận thấy xét xử riêng biệt là thuận tiện hơn.

Điều 1464

Những vấn đề liên quan đến tiền ký quỹ để trả phí, hoặc đến việc tòa án bảo trợ miễn phí được xin ngay từ đầu, và những vấn đề tương tự khác, bình thường phải được giải quyết trước khi đối tụng.

CHƯƠNG 3: CÁC HẠN KỲ VÀ TRIỂN HẠN

Điều 1465

#1. Hạn kỳ  tiên định, tức là thời hạn do luật ấn định để tiêu hủy các quyền lợi, không thể được gia hạn thêm và cũng không thể rút ngắn lại cách thành sự trừ khi có sự thỉnh cầu của các bên.

#2.Tuy nhiên, với một lý do chính đáng, những hạn kỳ tư pháp- và quy ước có thể được thẩm phán gia hạn thêm trước khi chúng hết hạn, sau khi đã nghe các bên hoặc sau khi các bên đã xin, nhưng không bao giờ được rút ngắn lại cách thành sự, nếu không có sự đồng ý của các bên.

#3. Những thẩm phán phải lo liệu đừng để vụ án kéo dài quá đáng do việc gia hạn.

Điều 1466

Khi luật không ấn định những hạn kỳ để thực hiện những hành vi tố tụng, thẩm phán phải ấn định những hạn kỳ ấy, sau khi đã lưu ý tới bản chất của mỗi hành vi.

Điều 1467

Nếu tòa án nghỉ  việc  vào ngày đã được ấn định để xử án, thì phải hiểu là hạn kỳ được gia hạn thêm đến ngày đầu tiên liền sau đó không phải là ngày nghỉ.

CHƯƠNG 4: NƠI XÉT XỬ

Điều 1468

Ngần nào có thể được, trụ sở của mỗi tòa án phải cố định và phải mở của vào những giờ đã được ấn định.

Điều 1469

#1. Vị thẩm phán nào bị trục xuất ra khỏi địa hạt của mình do bạo lực hay bị ngăn trở thi hành quyền tài  phán ở đó, thì có thể thi hành quyền tài phán ấy và tuyên án ngoài địa hạt của mình, nhưng phải thông báo cho Giám Mục giáo phận biết việc ấy.

#2. Ngoài trường hợp nói ở #1, vì một lý do chính đáng và sau khi đã nghe các bên, thẩm phán có thể ra khỏi địa hạt của mình để thu thập các chứng cớ, nhưng phải có phép của Giám Mục giáo phận nơi đến và phải ở tại nơi  do ngài chỉ định.

CHƯƠNG 5:  NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC NHẬN VÀO PHÒNG XỬ CÁCH THỨC SOẠN THẢO VÀ LƯU TRỮ ÁN TỪ

Điều 1470

#1. Nếu luật riêng không dự liệu cách khác, thì đang khi vụ án được xét xử trước tòa, chỉ những người mà luật hoặc thẩm phán ấn định là cần thiết để xúc tiến việc tố tụng mới được có mặt trong phòng xử.

#2. Đối với tất cả những ai có mặt tại phiên xử đã có lỗi nặng do thiếu sự tôn trọng và vâng phục phải có tại tòa án, thẩm phán có thể dùng những hình phạt xứng hợp để nhắc nhở nhiệm vụ của họ; ngoài ra, thẩm phán cũng có thể đình hoãn không cho các luật sư và các người đại diện thi hành chức vụ của họ tại các tòa án của Giáo Hội.

Điều 1471

Nếu một người được thẩm vấn dùng một ngôn ngữ và thẩm phán hoặc các bên không hiểu, thì phải nhờ đến một thông ngôn đã tuyên thệ do thẩm phán chỉ định. Các lời khai phải ghi lại bằng nguyên ngữ trên giấy tờ và kèm theo bản dịch. Cũng phải hờ đến thông ngôn, nếu phải thẩm vấn một người điếc hay một ngưới câm, trừ thẩm vấn muốn những câu hỏi mình đặt ra được trả lời trên giấy tờ.

Điều 1472

#1. Các án  từ tư pháp liên quan đến nội dung vấn đề, tức là những án từ liên quan đến tiến trình của thủ tục, tức là những án từ tố tụng, đều phải được soạn thảo trên giấy tờ.

#2. Mỗi tờ án từ phải được ghi số và phải được đóng dấu chứng thực.

Điều 1473

Mỗi khi đòi các bên hoặc các nhân chứng phải ký tên vào những án từ tư pháp, nếu một bên hay một nhân chứng không thể hay không muốn ký, điều đó phải được ghi trong những án từ, đồng thời thẩm phán và công chứng viên phải chứng thực rằng chính án từ đó  đã được đọc từ chữ cho bên đó hoặ cho nhân chứng nghe,và bên đó hoặc những nhân chứng đã không thể ký hay không muốn ký.

Điều 1474

#1. trong trường hợp kháng cáo, bản sao các án từ đã được công chứng viên chứng thực, phải được gửi tới tòa cấp trên.

#2. Nếu các án từ được soạn thảo bằng một ngôn ngữ mà tòa cấp trên không biết, thì phải được dịch ra một ngôn ngữ khác mà tòa đó biết và phải thận trọng để sự trung thực của bản dịch được bảo đảm.

Điều 1475

#1.Sau khi kết thúc việc xét xử, những tài liệu thuộc sở hữu của các tư nhân phải được trả lại cho họ, nhưng phải giữ lại một bản sao.

#2. nếu không có lệnh của thẩm phán, cấm các công chứng viên và chưởng ấn cấp phát bản sao những án từ tư pháp và những tài liệu đã thu thậpđược trong vụ tố tụng.

ĐỀ MỤC 4: CÁC BÊN TRONG VỤ ÁN

CHƯƠNG 1: NGUYÊN CÁO VÀ BỊ CÁO

Điều 1476

Bất cứ ai, đã được rửa tội  hay không, đều có thể khởi tố, còn bên bị kiện cách hợp pháp phải trả lời.

Điều 1477

Mặc dù nguyên cáo hay bị cáo đã đặt người đại diện hay luật sư, họ luôn luôn phải đích thân hiện diện ở tòa theo quy định của luật hay của thẩm phán.

Điều 1478

#1. Những người vị thành niên và những người thiếu khả năng sủ dụng lý trí chỉ có thể ra toà qua trung gian cha mẹ, hoặc người giám hộ hay người quảntài, miễn là là vẫn giữ nguyên những quy định của #3.

#2. Nếu thẩm  phán nhận thấy có sự xung đột giữa những quyền lợi của các người vị thành niên với những quyền lợi của cha mẹ, của những người giám hộ hay của người quản tài, hoặc nhận thấy rằng những người nầy không thể bênh vực đầy đủ những quyền lợi của các người vị thành niên, thì các người vị thành niên này sẽ ra toà qua trung gian người giám hộ hay người quản tài do thẩm phán chỉ định.

#3. NHưng trong những vụ án thuộc phạm vi thiêng liêng và trong những vụ án liên quan đến phạm vi đó, nếu những người vị thành niên đã sử dụng được trí khôn, thì chúng có thể khởi tố và trả lời mà không cần sự ưng thuận của cha mẹ hay của người giám hộ, và nếu chúng đã đủ mười bốn tuổi trọn, chúng có thể tự mình khởi tố và trả lời; bằng không, chúng có thể nhờ người quản tài do thẩm phán đặt lên .

#4. Những người bị cấm quản trị tài sản và những người suy nhược tâm thần, chỉ có thể đích thân ra toà để trả lời về những tội phạm của mình hoặc do lệnh của thẩm phán; trong những vụ án khác, họ phải nhờ những người quản tài của họ khởi tố và trả lời.

Điều 1479

Mỗi khi có một người giám hộ hoặc một quản tài  được chính quyền dân sự đặt lên người ấy có thể được thẩm phán của Giáo  H ội chấp nhận sau đây sau khi đã hỏi ý kiến, nếu có thể được, của Giám Mục giáo phậncủa chính người được ủy thác cho người giám hộ hay quản tài ấy không có mặt hoặc xét là không chấp nhận được, thì chính thẩm phán sẽ chỉ định người giám hộ hay người quàn tài cho vụ án.

Điều 1480

#1. Các pháp nhân ra toà qua những người đại diện hợp pháp của mình.

 #2.Trong những trường hợp không có người đạ diện hoặc người đại diện lơ đễnh, thì Đấng Bản Quyền có thể đíh thân hay nhờ ngườ khác ra toà nhân danh pháp  nhân thuộc quyền mình .

CHƯƠNG 2: NHỮNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN VÀ NHỮNG LUẬT SƯ.

Điều 1481

#1. Mỗi bên có thể tự ý đặt cho mình  một luật sư và một người đại diện, nhưng  ngoài những trường hợp được ấn định ở ##2 và 3, mỗi bên cũng có thể đích thânkhởi tố và trả lời, trừ khi thẩm phán đã xét thấy thừa tác vụ của một người đại diện hoặc của một luật sư là cần thiết.

#2. Trong một vụ án hình sự, bị cáo lôn phải có một luật sư do họ tự đặt hoặc do thẩm phán đặt.

#3. Trong một vụ án hộ sự, nếu có liên quan đến các người vị thành niên hoặc liên quan đến một vụ án về công ích, ngoại trừ các vụ ánvề hôn nhân, vị thẩm phán, chiếu theo chức vụ, phải đặt một người biện hộ cho bên nào thiếu người biện hộ.

Điều 1482

#1. Một người chỉ có thể đặt cho mình một người đại diện và vị này không được nhờ người  hác thay thế mình, nếu không có năng quyền minh thị cho phép.

#2. Tuy nhiên, vì một lý do chính đáng, nếu một người đã tự đặt cho mình nhiều người đại diện, thì những người này phải được chỉ định thế nào 9ể giữa họ có thứ tự ưu tiên.

#3. Nhưng có thể đặt nhiều luật sư cùng một lúc;

Điều 1483

 Người đại diện và luật sư phải là những người thành niên và có thanh danh ; ngoài ra luật sư phải là người Công giáo, trừ khi Giám Mục giáo phận cho phép cách khác, và có bằng tiến sĩ giáo luật hoc là người thực sự chuyên môn về giáo luật, và được Giám Mục đó chuẩn y.

Điều 1484

#1. Trước khi đảm nhận chức vụ, người đại diện và luật sư phải nộp một giấy uỷ quyền chính thức ở toà án.

#2. Tuy nhiên, để cho mọi quyền lợi khỏi bị tiêu hủy, thẩm phán có thể chấp nhận người đại iện mà dầu người này  hkông trình giấy uỷ quyền, miễn là có một bảo chứng  thích hợp, nếu cần;nếu cần, nhưng án từ sẽ vô hiệu, nếu quá hạn kỳ thất hiệu do  thẩm phán ấn định  mà người đại diện trong giấy ủy quyền cách hợp pháp .

Điều 1485

Nếu không có một giấy ủy quyền 9ặc biệt, người đại diện không thể khuớc từ tố quyền, việc tiến hành tố tụng  hay những hành vi tư pháp  một cách hữu hiệu; họ cũng không thể điều đình, không thể thoả hiệp, không thể nhờ trọng tài dàn xếp, và nói chung, không thể thực hiện hành vi nào mà luật pháp đòi hỏi phải có một giấy ủy quyền đặc biệt.

Điều 1486

#1. Để việc giải nhiệm một người đại diện hay một luật sư có hiệu lực, cần phải thông tri  cho họ biết việc đó, và nếu việc dối tụng đã bắt đầu, cần phải thông tri có thẩm phán và bên đối phương  biết việc giải nhiệm đó.

#2. Sau khi đã tuyên án  chung kết, người đại diện vẫn còn quyền lợi và nghĩa vụ kháng cáo, nếu người chủ ủy không từ chối.

Điều 1487

Vì một lý do hệ trọng, người đại diện cũng hư luật sư  có thể bị bãi chúdo sắc lệnh của thẩm phán ban hành chiếu theo chức vụ, hoặc do một bên yêu cầu.

Điều 1488

#1. Cấm người đại diện và luật sư mua chuộc quyền lợi đang tranh tụng, hoặc thoả hiệp  để đòi thù lao quá mức, hay để chia phần đồ vật đang tranh tụng . Sự thoả hiệp như thế, nếu có, sẽ vô hiệu, và họ có thể bị thẩm phán  phạt tiền; ngoài ra, luật sư có thể bị đình chỉ  chức vụ và nếu tái phạm, cũng có thể bị Giám Mục chủ trì toà án khai trừ khỏi danh sách các luật sư.

#2. Những luật sư và những người đại diện nào bất chấp luật pháp, rút các vụ án ra khỏi  những toà án có thẩm quyền để những vụ án này được xét xử thuận lợi hơn những toà án khác, thì cũng có the åbị phạt như thế.

Điều 1489

Những luật sư và nhũng người đại diện nào, vì quà cáp hay vì hứa hẹn, hoặc vì lý do nào khác, 9ã phản bội nhiệm vụ mình, phải bị đình chỉ  thi hành quyền bảo trợ và bị phạt tiền hay các hình phạt tương xứng khác.

Điều 1490

Theo múc độ có thể được, mỗi toà án phải đe85t những người biện hộ cố định được chính toà án trả lương để thi hành nhiệm vụ luật sư hay người đại diện, nhất là trong những vụ án hôn nhân, để các bên có thể chọn lựa những người biện hộ trong số những người này.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 3166
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  23
 Hôm nay:  1863
 Hôm qua:  2507
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12326170

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn