Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển VI - Chế Tài Trong Giáo Hội - Điều 1311 - 1338

Bộ Giáo Luật: Quyển VI - Chế Tài Trong Giáo Hội - Điều 1311 - 1338 

Quyển VI. Chế Tài Trong Giáo Hội điều 1311 - 1338

PHẦN I: TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT NÓI CHUNG

ĐỀ MỤC 1: VIỆC TRỪNG PHẠT CÁC TỘI PHẠM NÓI CHUNG

Điều 1311

Giáo Hội có quyền bẩm sinh và riêng biệt cưỡng chế các Kito6hu74u phạm pháp bằng những hế tài hình sự.

Điều 1312

#1. Những chế tài hình sự trong  Giáo hội là:

10 các được hình hay vạ, được liệt kê trong các điều 1331-1333;

20 các thục hình được nói đến ở  điều 1336.

#2. Luật còn có thể thiết lập những thục hình khác khiến  cho người Kitô hữu không được hưởng một lợi ích thiêng liêng hay vật chất nào đó, và là những thục hình phù hợp với mục đích siêu nhiên của Giáo Hội.

#3.Ngoài ra, còn được dùng những dược hình và những việc sám hối, những dược hình đặc biệt là để ngăn ngừa tội phạm, còn việc sám hối đúng hơn là để thay thế hay gia tăng một hình phạt.

ĐỀ MỤC 2: LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỆNH HÌNH SỰ

Điều 1313

#1.Nếu luật được thay đổi sau khi tội đã phạm thì phải áp dụng luật nào lợi hơn cho  phạm nhân.

#2.Nếu luật sau khi bãi bãi bỏ một luật, hay chỉ bãi bỏ một hình phạt. Thì hình phạt này chấm dứt tức khắc.

Điều 1314

 Thường thường, hình phạt hậu kết, nghĩa là tội nhân  không phải chịu hình phạt bao lâu chưa bị tuyên bố; còn hình phạt là tiền kết, nghĩa là phạm nhân phải chịu hình phạt  tức khắc do chính sự kiện phạm tội, nếu luật mệnh lệnh minh nhiên ấn định như thế.

Điều 1315

#1. Người nào có quyền lập pháp ũng có thể  ban hành những  luật hình sự, nhưng cũng có thể dùng luật của mình để thêm một hình phạt thích đáng vào một luật của Thiên Chuá hay một luật của Giáo Hội do một nhà chức trách cấp trên ban hành, miễn là vẫn tôn trọng các giới hạn của thẩm quyền đối địa hay đối nhân của mình.

#2. Chính luật có thể ấn định hình phạt hoặc để cho thẩm phán xác định theo sự đánh giá khôn ngoan của mình.

#3. Luật địa phương  có thể thêm các hình phạt khác nữa, ngay cả khi một luật phổ quát đã thiết lập những hình phạt cho một tội phạm nào đó . Còn nếu luật phổ quát ngăm đe ra một hình phạt  bất  định hay tùy ý, thì luật địa phương cũng có thể thiết lập thay vào đó một hình phạt nhất định hay bắt buộc.

Điều 1316

Các Giám Mục giáo phận phải liệu sao để trong một nước hay một miền, những luật hình sự, nếu cần phải ban hành, được đồng nhất với nhau trong mức độ có thể.

Điều 1317

Chỉ nên thiết lập các hình phạt theo múc độ thực sự cần thiết để hổ trợ kỷ luật Giáo Hội một cách thích hợp hơn . Tuy nhiên, luật địa phương không thể thiết lập hình phạt sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

Điều 1318

Nhà lập pháp đừng dùng những hình phạt tiền kết để ngăm đe,trừ khi một vài trường hợp đặc biệt cố tình phạm có thể gây ra một gương xấu nặng hơn hoặc những hình phạt hậu kết  không thể trừng phạt những tội phạm đó cách hữu hiệu;tuy nhiên chỉ nên thiết lập các vạ, nhất là vạ tuyệt thông, một cách hết sức hạn chế và chỉ áp dụng cho những tội phạm rất nặng.

Điều 1319

#1. Do quyền lãnh đạo, một người có thể áp đặt những mệnh lệnh ở tòa ngoài đến mức độ nào, thì bằng mệnh lệnh cũng có thể dùng những hình phạt nhất định để ngăm đe đến mức độ ấy, trừ những thục hình vĩnh viễn.

#2.Chỉ được đưa ra một mệnh lệnh hình sự, sau khi đã chính chắn cân nhắc sự việc, và miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1317 và 1318 về luật địa phương.

Điều 1320

 Trong tất cả những lĩnh vực mà các tu sĩ phải tùy thuộc Đấng Bản Quyền địa phương, thì họ cũng có thể bị ngài cưỡng chế bằng hình phạt.

 

ĐỀ MỤC 3: CHỦ THỂ BỊ TRỪNG PHẠT

 Điều 1321

#1. Không ai bị trừng phạt, nếu việc vi phạm luật hay mệnh lệnh bên ngoài không thể quy trách cho người đó cách nặng nề do cố tình hay do lầm lẫn.

#2. Người nào cố tình vi phạm luật hay mệnh lệnh thì phải chịu hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định, nhưng người nào vi phạm luật hay mệnh lệnh vì thiếu sự thận trọng cần thiết thì không bị phạt, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách khác.

#3. một khi đã có sự vi phạm bên ngoài, thì việc quy trách nhiệm được suy đoán, trừ khi đã rõ cách khác.

Điều 1322

Những người thường xuyên không sử dụng được trí khôn, thì dù họ vi phạm luật hay mệnh lệnh trong khi  họ có vẻ sáng suốt, họ cũng được kể là người không có khả năng phạm tội.

Điều 1323

          Những người sau đây vi phạm luật hay mệnh lệnh thì cũng không bị một hình phạt nào:

          10 người chưa đủ mười sáu tuổi trọn;

          2người không biết là mình vi phạm một luật hay một mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình, tuy nhiên, sự vô ý và lầm lẫn được đồng hoá với sự không biết;

          30 người đã hành động dưới áp lực của bạo lực thể lý hay do một trường hợp ngẫu nhiên không thể thấy trước được, hoặc dù có thấy trước cũng không thể chống lại được;

          40  người đã bị cưỡng ép hành động do sợ hãi nghiêm trọng dù chỉ có tính cách tương đối thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, nhưng trừ trường hợp hành động ấy thực chất là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;

          50 người đã hành động trong tư thế tự vệ chính đáng chống lại kẻ tấn công mình hay một người khác cách bất công, tuy vẫn giữ sự trùng mực cần thiết;

          60 người không sử dụng được trí khôn, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1324 #1, 20 và 1325;

          70 người đã nghĩ rằng mình ở một trong những hoàn cảnh nói đến ở 40 hay 50, mà không do lỗi của mình.

Điều 1324

#1. Phạm nhân không được miễn khỏi hình phạt, nhưng hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định phải được giảm nhẹ hay được thay thế bằng việc sám hối, nếu tội phạm đã xảy ra do:

          1người ấy chỉ sử dụng trí khôn cách bất toàn;

          20 người ấy không sử dụng được trí khôn do say rượi hay thác loạn tâm thần khác vì lỗi tương tự của mình;

          30 người ấy hành động do một dam mê mãnh liệt dù đam mê ấy không đi trước và không cản trở bất cứ sự suy tính nào của lý trí cũng như bất cứ sự ưng thuận nào của lý chí, và miễn là người ấy không được cố tình kích thích hay nuôi dưỡng tính đam mê ấy;

          40 người ấy là vị thành niên đã đủ mười sáu tuổi trọn;

          50 người ấy bị cưỡng ép hành động do một sự sợ hãi nghiêm trọng, dù chỉ có tính cách tương đối mà thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, nếu tội phạm thực chất là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;

          60 người ấy đã không giữ được chừng mực cần thiết khi hành động trong tư thế tự vệ chính đáng chống lại kẻ tấn công mình hay một người khác cách bất công;

          70 người ấy chống lại kẻ khiêu khích cách nghiêm trọng và bất công;

          80 người ấy đã tin rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh được nói đến ở điều 1323, 40 hay 50, do lầm lẫn vì lỗi của mình;

          90 người ấy không biết là có hình phạt kèm theo luật hay mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình;

          100 người ấy đã hành động mà không bị quy trách nhiệm hoàn toàn, miễn là sự quy trách nhiệm này vẫn còn nặng.

#2. Thẩm phán cũng có thể làm như vậy, nếu có một hoàn cảnh nào khác làm cho tội phạm được giảm nhẹ.

#3. trong những hoàn cảnh được nói ở #1, phạm nhân không phải chịu một hình phạt tiền kế.

Điều 1325

          Sự không biết vì lười biếng hay vì giả đò hay vì cố tình, không bao giờ được xét đến khi áp dụng những quy định của cax1 điều 1323 và 1324; cũng không xét đến sự say rượu hay những thác loạn tâm thần khác, nếu chủ ý gây ra để thực hiện tội phạm hay để chữa mình, và đam mê được cố tình kích thích hy nuôi dưỡng.

Điều 1326

#1. Thẩm phán có thể trừng phạt bằng một hình phạt nặng hơn hình phạt mà luật hay mệnh lệnh đã ấn định:

          10 người nào sau khi bị kết án hay sau khi hình phạt đã được tuyên bố vẫn tiếp tục phạm tội, đến nỗi hoàn cảnh cho phép ước đoán cách khôn ngoan rằng người ấy ngoan cố trong ý xấu;

          20 người có phẩm chức,hay người đã lạm dụng quyền hành hoặc chức vụ của mình để phạm tội;

30 phạm nhân nào đã tiên liệu biến cố, nhưng đã không thận trọng để tránh như bất cứ một người cẩn thận nào cũng phải làm, cho dù một hình phạt đã được thiết lập đối với một tội phạm cố tình.

#2. Trong những trường hợp được nói đến ở #1, nếu hình phạt được dự liệu là tiền kết thì có thể thêm vào hình phạt ấy một hình phạt khác hay một iệc sám hối.

Điều 1327

Ngoài những trường hợp nói đến ở các điều 1323-01326, luật địa phương có thể ấn định những tình tiết tha hình phạt, giảm khinh hình phạt hay gia trọng hình phạt, hoặc bằng một quy tắc tổng quát, hoặc đối với những  tội phạm riêng. Cũng vậy, một mệnh dự liệu, giảm khinh hình phạt hay gia trọng hình phạt.

Điều 1328

#1. Người nào đã làm hay đã một hành vi để thực hiện tội phạm, nhưng đã không hoàn thành  tội phạm được ngoài ý muốn, thì không phải chịu hình phạt đã được dự liệu đối với tội phạm đã được hoàn thành, trừ khi luật thay mệnh lệnh quy định cách khác về điều đó.

#2.Nếu những hành vi hay những sự thiếu sót tự bản chất dẫn đến việc thực hiện tội phạm, phạm nhân có thể bị buộc, phải làm một việc sám hối hay phải chịu một dược hình, trừ khi đương sự tự ý không tiếp thục thực hiện tội phạm mà mình đã xảy ra một gương xấu hay một thiệt hại nặng nề khác hay một nguy cơ nào đó, thì mặc dầu đã tự ý không tiếp tục nữa, đương sự vẫn có thể phải chịu một hình phạt chính đáng, nhưng nhẹ hơn hình phạt đã được dự liệu  cho tội phạm đã được hoàn thành.

Điều 1329

#1. Những người đồng lõa phạm tội  với chú chung là thực hiện một phạm và không được luật hay mệnh lệnh minh nhiên nói đến, thì phải chịu cùng những hình phạt như phạm nhân chính, nếu những hình phạt hậu kết đã được thiết lập để chống lại phạm nhân, hoặc phải chịu nhũng hình phạt khác cũng nặng như thế hoặc những phạt nhẹ hơn.

#2.Nhưng người đồng lõa không được luật hay mệnh lệnh nói đến phải cịu hình phạt tiền kết gắn liền với tội phạm,, trong những trường hợp tội phạm không thể được thực hiện, nếu không có sự tham gia của họ ; bằng không, họ có thể phải chịu những hình phạt hậu kết.

Điều 1330

Một tội phạm hiện tại ở một lời tuyên bố hay một sự bộc lộ  khác về ý muốn, về học thuyết hay về kiến thức, thì không được coi là một tội phạm đã được hoàn thành, nếu không ai nhận thức được lời tuyên bố hay sự bộc lộ ấy.

ĐỀ MỤC 4: CÁC HÌNH PHẠT  VÀ CÁC SỰ  TRỪNG PHẠT KHÁC

CHƯƠNG 1: DƯỢC HÌNH HAY VẠ

Điều 1331

#1. Cấm người bị vạ tuyệt thông:

10 tham dự cuộc cử hành Hiến Tế Thánh Thể và bất cứ nghi lễ phụng vụ nào khác bằng bất cứ cách nào với tư cách là thừa tác viên;

20 cử hành các bí tích hay các á bí tích, và  lãnh nhận các bí tích;

30 thi hành các giáo vụ, các thừa tác vụ hay bất cứ nhiệm vụ nào, hoặc thực hiện những hành vi lãnh đạo.

#2. Nếu vạ tuyệt thông đã được tuyên kết hay đã được tuyên bố, phạm nhân:

10 phải bị loại ra, nếu muốn hành động nghịch lại quy định của #1,10, hoặc hành động phụng vụ phải bị đình chỉ, trừ khi có một lý do quan trọng chống lại điều đó;

20 thực hiện vô hiệu những hành vi lãnh đạo mà chiếu theo quy tắc của #1,30 đương sự không được phép làm;

30 không được phép hưởng những đặc ân đã được ban cho trước đây;

40 không thể lãnh nhận cách thành sự một phẩm chức, một giao vụ, hay một nhiệm vụ, hay một nhiệm vụ nào khác trong Giáo Hội;

50 không được chiếm hữu cho mình các lợi lộc của một phẩm chức, một chức vụ, của bất cứ nhiệm vự nào, hay của một khoản trợ cấp mà đương sự có được trong Giáo Hội.

Điều 1332

Người bị vạ cấm chế thì bị ràng buộc bởi nhũng biện pháp được nói đến ở điều 1330 #1,10,20;nếu vạ cấm chế đã được tuyên kết,hoặc đã được tuyên bố,thì phải những quy định của điều 1331 #2,10.

Điều 1333

#1. Vạ huyền chức chỉ chi phối các giáo sĩ mà thôi, vạ này cấm;

10 hoặc tất cả, hoặc một vài hành vi thuộc quyền thánh chức;

20 hoặc tất cả, hoặc một vài hành vi thuộc quyền lãnh đạo;

30 thi hành tất cả hoặc một số quyền lợi hay nghĩa vụ gắn liền với một giáo vụ.

#2.Trong luật hay  mệnh lệnh có thể ấn định rằng, sau khi án lệnh đã được tuyên kết thay đã được  tuyên kết hay đã được tuyên bố, người bị vạ huyền chức không thể thực hiện cách thành sự  những hành vi lãnh đạo.

#3. Lệnh cấm không bao giờ chi phối:

10 những giáo vụ hay quyền lãnh đạo nào không thuộ quyền bính của Bề Trên thiết lập hình phạt;

20 quyền cư trú, nếu phạm nhân có quyền ấy chiếu theo chức vụ;

30 quyền quản trị những tài sản được gắn liền với chức vụ của mình người bị vạ huyền chức, nếu hình phạt là tiền kết.

#4.Vạ huyền chức cấm nhận hoa lợi, lương bổng, trợ cấp, hay bất cứ các thứ khác tương tự, và bao hàm nghĩa vụ phải hoàn lại tất cả những  gì đã nhận được cách bất hợp pháp, dù là ngay tình.

Điều 1334

#1. Trong những giới hạn được luật trên ấn định, phạm vi của vạ huyền chức được chính luật hoặc mệnh lệnh, hoặc án lệnh, hoặc sắc lệnh tuyên kết hình phạt quy định.

#2. Luật, chứ không phải mệnh lệnh, có thể thiết lập một vạ huyền chức tiền kết, mà không có một lời giải thích hay một giới hạn nào được thêm vào, một hình phạt như vậy có tất cả mọi hiệu quả được nói đến ở điều 1333 #1.

Điều 1335

Nếu một vạ cấm cử hành các bí tích hay á bí tích hoặc cấm thi hành các hành vi lãnh đạo, thì lệnh cấm ấy bị đình chỉ, mỗi khi điều đó cần thiết để giúp các tín hữu lâm cơn nguy tử; nếu vạ tiền kết chưa được tuyên bố thì lệnh cấm cũng bị đình chỉ, mỗi khi có tín hữu xin lãnh nhận một bí tích hay một á bí  tích, hay một hành vi lãnh đạo; tín hữu được phép xin  điều đó  vì bất cứ lý do chính đáng nào.

 CHƯƠNG 2: THỤC HÌNH

Điều 1336

#1. Thục hình có thể chi phối một phạm nhân hoặc suo61y đời hoặc trong một thời gian được ấn định trước, hoặc trong một thời gian vô hạn, ngoài những hình phạt mà luật có thể đặt ra, thục hình gồm những loại sau đây:

10 cấm hay buộc phải cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định.

20 tước đoạt một quyền bính, một giáo vụ, một nhiệm vụ, một quyền lợi, một đặc ân, một năng quyền,một ân huệ, một danh hiệu, một phù hiệu, du2chi3 là thuần túy danh dự;

30 cấm thi hành  những điều kê khai ở 20 hay cấm thi hành những điều ấy trong một nơi hay ngoài một nơi nhất định; những cấm đoán trên không bao giờ có thể trở thành vô hiệu nếu không tuân theo;

40 thuyên chuyển sang một giáo vụ khác với tính cách hình phạt;

50 sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

#2.Chỉ có những thụ hình được nêu lên ở #1,30 mới có thể là những hình phạt tiền kết.

Điều 1337

#1. Vạ cấm cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định có thể chi phối các giáo sĩ hoặc các tu sĩ, nhưng lệnh buộc cư ngụ ở đó có thể chi phối các giáo sĩ triều và, trong giới hạn của hiến pháp, các tu sĩ.

#2. Để tuyên kết lệnh buộ cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định, cần có sự chấp  thuận của Đấng Bản Quyền địa phương ấy, trừ khi  chỗ đó có một nhà dành cho cả giáo sĩ ngoài giáo phận để đền hay sửa mình.

Điều 1338

#1. Những việc tước đoạt và cấm đoán được nói đến ở điều 1336 #1,20 và 30 không bao giờ chi phối những quyền bính, giáo vụ, nhiệm vụ, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân huệ, danh hiệu, phù hiệu nào không ở dưới quyền bính của vị Bề Trên thiết lập hình phạt.

#2.không thể ra vạ tước đoạt quyền thánh chức được, nhưng chỉ có thể cấm thi hành chức ấy; cũng vậy, không thể ra và tước đoạt bằng cấp đại học được.

#3. Đối với những điều cấm đã được nói đến ở điều 1336 #1, 30 phải tuân giữ quy tắc được nói đến ở điều 1335 dành cho các vạ.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 5403
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  21
 Hôm nay:  7509
 Hôm qua:  7060
 Tuần trước:  26046
 Tháng trước:  98582
 Tất cả:  12263663

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn